- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mạch máu thông thì cơ thể khỏe: GS nổi tiếng khuyên bạn 5 điều nên làm để tránh tử vong
Thứ tư, 04/10/2017 09:48
Bệnh về tim mạch, tắc mạch máu là nguyên nhân gây tử vong số 1 tại Trung Quốc. Có tới 45% số ca tử vong xuất phát từ vấn đề này. Làm sao để chúng ta biết mà phòng tránh hiệu quả?
Bệnh về tim mạch, tắc mạch máu là nguyên nhân gây tử vong số 1 tại Trung Quốc. Có tới 45% số ca tử vong xuất phát từ vấn đề này. Làm sao để chúng ta biết mà phòng tránh hiệu quả?
Theo báo cáo thường niên mới nhất (tổng kết dữ liệu bệnh tim mạch năm 2016) của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Trung Quốc cho thấy, có tới 45% trong tổng số người tử vong xuất phát từ nguyên nhân bệnh tim mạch xảy ra ở nông thôn và tương tự là 42% ở thành phố. Đây cũng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng số 1 trong tất cả nguyên nhân gây tử vong trong tại quốc gia này.
Dẫn chứng cho thấy, cứ trong 5 trường hợp tử vong thì có 2 người chết do các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tắc mạch máu dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, phổ biến là đột quỵ, tử vong (Ảnh minh họa)
Nếu chăm sóc mạch máu từ khi còn trẻ, về già đỡ phải chữa bệnh
Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở Trung Quốc hiện nay đang ở giai đoạn tăng dần, trong đó khoảng 13 triệu bệnh nhân đột qụy, khoảng 11 triệu người mắc bệnh mạch vành, thậm chí có đến 270 triệu người mắc bệnh cao huyết áp. Một số liệu gây choáng váng.
Các chuyên gia về bệnh tim mạch tin rằng, đột quỵ xuất phát từ 8 yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, hút thuốc, rung tâm nhĩ, thừa cân, thiếu vận động và tiền sử gia đình bị đột qụy.
Điều đáng sợ hơn là, trong 8 yếu tố kể trên, chỉ cần bạn có tới 3 yếu tố, thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ rất cao. Không những thế, bệnh mạch vành thường xuất phát từ nguyên nhân như hút thuốc, căng thẳng tinh thần lâu dài, huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao, béo phì, thiếu tập thể dục, gen di truyền và uống thuốc ngừa thai lâu dài.

3 chuyên gia tư vấn giải pháp: Giáo sư Liêu Ngọc Hoa, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ); Giáo sư Hồng Lý Phong, Trưởng khoa Tim Mạch, Bệnh viện Số 5, Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ); Chuyên gia Quách Thu Huệ, Trưởng khoa Lão khoa, Bệnh viện số 6, Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ)
Nhiều người nghĩ rằng bệnh về mạch máu đến già mới phát, không cần phải lo lắng quá sớm, nhưng trên thực tế, bệnh tim mạch từ lâu đã được gắn thêm máy chạy 'tốc độ', người trẻ bị tim mạch càng ngày càng nhiều.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, bạn phòng bệnh càng sớm bao nhiêu, về già càng đỡ phải uống nhiều thuốc bấy nhiêu.
Theo bác sĩ Hạ Lập Quần, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Số 1, Vũ Hán (TQ), trước khi để cho mạch máu tắc nghẽn, bị "rác" cản trở các dòng chảy, mỗi người cần áp dụng các phương pháp khơi thông dòng chảy thường xuyên.
Mỗi người cần đều duy trì mạch máu trong trạng thái vận hành trơn tru, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.
Muốn được như vậy, hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là can thiệp vào các thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách có chủ ý. Khi bạn biết hạn chế những thói quen xấu và phát huy những thói quen tốt sớm, thì đến khi trung cao tuổi không còn phải lo mình mắc bệnh bất ngờ.
5 thói quen tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mạch máu
Một bác bác sĩ nổi tiếng người Pháp đã nói: "Con người và động mạch có cùng một tuổi thọ". Các mạch máu có sức khỏe tới đâu, con người có sức khỏe tới đó. Hai yếu tố này có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

1. Kiểm soát tốt lượng dầu mỡ trong chế độ ăn
Do xu thế phát triển chung của xã hội, chế độ ăn uống của người dân thay đổi. Nhiều người đi ăn nhà hàng, nhiều người dùng đồ ăn sẵn, đồ giao tận nhà. Thậm chí để tăng hương vị, nhiều người có thói quen cho vào món ăn lượng, dầu mỡ, gia vị muối và đường cao hơn bình thường.
Hầu hết các nhóm thức ăn kể trên đều chứa lượng dầu mỡ cao hơn bình thường nhiều lần, vì thế nó tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra dư thừa lượng dầu mỡ, tích tụ lại ở các mạch máu, trực tiếp gây tắc mạch, mỡ máu, từ đó dẫn đến bệnh tim mạch.
Cách đúng nhất là bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống thanh đạm hơn, ví dụ buổi tối nên ăn nhẹ nhàng hơn, tăng cường ăn cháo, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, gọi chung là "nhẹ bụng". Đó là cách ngăng ngừa bệnh tim mạch vành, khống chế mỡ máu tốt nhất.
2. Tăng cường chức năng đàn hồi của mạch máu
Muốn tăng cường chức năng hoạt động của mạch máu, cách đơn giản nhất là duy trì việc tập thể dục. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi, tất cả các loại bài tập thể dục thông thường để giúp cơ căng, khớp xương mềm.
Thậm chí, việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể cải thiện việc lưu thông máu, ức chế hoạt động thần kinh giao cảm, làm cho nhịp tim bình thường đập chậm lại, giảm gánh nặng cho tim.
Dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, nhóm người trên 65 tuổi tập thể dục 4 giờ/tuần sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tới 69% so với nhóm người chỉ tập được 1 giờ/tuần. Và tương tự như vậy thì tỉ lệ tử vong cũng giảm tới 73%.
3. Đảm bảo duy trì giấc ngủ tốt
Hiện nay có rất nhiều người bị đột tử, tử vong liên quan đến tim mạch xuất phát từ việc mất ngủ kéo dài, thần kinh căng thẳng, nghỉ ngơi không đủ…
Để tránh những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân này, các chuyên gia kiến nghị mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Đừng để cho bất kỳ công việc hay sự kiện gì làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
4. Thả lỏng thần kinh, thư giãn tinh thần
Việc đột ngột gây ra sự căng thẳng tinh thần có thể tạo ra rối loạn chức năng hoạt động của nội mạc mạch máu, làm rối loạn nội mạc sẽ làm hỏng sự co giãn và đàn hồi của mạch máu. Cuối cùng sẽ dẫn đến các mạch máu không thể thay đổi tính đàn hồi để đáp ưng với nhu cầu vận chuyển huyết dịch và điều chỉnh chức năng, làm tăng tần suất các tình huống bị ngưng tim đột ngột do thiếu máu.
5. Kiểm tra sức khỏe mạch máu định kỳ, theo dõi huyết áp hàng năm
Không có triệu chứng hoặc không kiểm soát được dấu hiệu huyết áp cao chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết quản.
Các bệnh nhân cao huyết áp có nhồi máu não có xác suất gặp nguy hiểm cao gấp 4-7 lần so với người bình thường. Không những thế, huyết áp không chỉ liên quan đến các mạch máu nhỏ, mà còn dẫn đến bệnh mạch máu phát sinh ở những mạch máu chủ chốt.
Vì thế, chúng ta cần phải theo dõi kịp thời sức khỏe của bản thân để sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết, bảo đảm mạch máu và huyết áp luôn nằm trong phạm vi bình thường.
Theo báo cáo thường niên mới nhất (tổng kết dữ liệu bệnh tim mạch năm 2016) của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Trung Quốc cho thấy, có tới 45% trong tổng số người tử vong xuất phát từ nguyên nhân bệnh tim mạch xảy ra ở nông thôn và tương tự là 42% ở thành phố. Đây cũng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng số 1 trong tất cả nguyên nhân gây tử vong trong tại quốc gia này.
Dẫn chứng cho thấy, cứ trong 5 trường hợp tử vong thì có 2 người chết do các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tắc mạch máu dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, phổ biến là đột quỵ, tử vong (Ảnh minh họa)
Nếu chăm sóc mạch máu từ khi còn trẻ, về già đỡ phải chữa bệnh
Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở Trung Quốc hiện nay đang ở giai đoạn tăng dần, trong đó khoảng 13 triệu bệnh nhân đột qụy, khoảng 11 triệu người mắc bệnh mạch vành, thậm chí có đến 270 triệu người mắc bệnh cao huyết áp. Một số liệu gây choáng váng.
Các chuyên gia về bệnh tim mạch tin rằng, đột quỵ xuất phát từ 8 yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, hút thuốc, rung tâm nhĩ, thừa cân, thiếu vận động và tiền sử gia đình bị đột qụy.
Điều đáng sợ hơn là, trong 8 yếu tố kể trên, chỉ cần bạn có tới 3 yếu tố, thì nguy cơ bị đột quỵ sẽ rất cao. Không những thế, bệnh mạch vành thường xuất phát từ nguyên nhân như hút thuốc, căng thẳng tinh thần lâu dài, huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao, béo phì, thiếu tập thể dục, gen di truyền và uống thuốc ngừa thai lâu dài.

3 chuyên gia tư vấn giải pháp: Giáo sư Liêu Ngọc Hoa, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ); Giáo sư Hồng Lý Phong, Trưởng khoa Tim Mạch, Bệnh viện Số 5, Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ); Chuyên gia Quách Thu Huệ, Trưởng khoa Lão khoa, Bệnh viện số 6, Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ)
Nhiều người nghĩ rằng bệnh về mạch máu đến già mới phát, không cần phải lo lắng quá sớm, nhưng trên thực tế, bệnh tim mạch từ lâu đã được gắn thêm máy chạy 'tốc độ', người trẻ bị tim mạch càng ngày càng nhiều.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, bạn phòng bệnh càng sớm bao nhiêu, về già càng đỡ phải uống nhiều thuốc bấy nhiêu.
Theo bác sĩ Hạ Lập Quần, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Số 1, Vũ Hán (TQ), trước khi để cho mạch máu tắc nghẽn, bị "rác" cản trở các dòng chảy, mỗi người cần áp dụng các phương pháp khơi thông dòng chảy thường xuyên.
Mỗi người cần đều duy trì mạch máu trong trạng thái vận hành trơn tru, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.
Muốn được như vậy, hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất là can thiệp vào các thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách có chủ ý. Khi bạn biết hạn chế những thói quen xấu và phát huy những thói quen tốt sớm, thì đến khi trung cao tuổi không còn phải lo mình mắc bệnh bất ngờ.
5 thói quen tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mạch máu
Một bác bác sĩ nổi tiếng người Pháp đã nói: "Con người và động mạch có cùng một tuổi thọ". Các mạch máu có sức khỏe tới đâu, con người có sức khỏe tới đó. Hai yếu tố này có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

1. Kiểm soát tốt lượng dầu mỡ trong chế độ ăn
Do xu thế phát triển chung của xã hội, chế độ ăn uống của người dân thay đổi. Nhiều người đi ăn nhà hàng, nhiều người dùng đồ ăn sẵn, đồ giao tận nhà. Thậm chí để tăng hương vị, nhiều người có thói quen cho vào món ăn lượng, dầu mỡ, gia vị muối và đường cao hơn bình thường.
Hầu hết các nhóm thức ăn kể trên đều chứa lượng dầu mỡ cao hơn bình thường nhiều lần, vì thế nó tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra dư thừa lượng dầu mỡ, tích tụ lại ở các mạch máu, trực tiếp gây tắc mạch, mỡ máu, từ đó dẫn đến bệnh tim mạch.
Cách đúng nhất là bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống thanh đạm hơn, ví dụ buổi tối nên ăn nhẹ nhàng hơn, tăng cường ăn cháo, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, gọi chung là "nhẹ bụng". Đó là cách ngăng ngừa bệnh tim mạch vành, khống chế mỡ máu tốt nhất.
2. Tăng cường chức năng đàn hồi của mạch máu
Muốn tăng cường chức năng hoạt động của mạch máu, cách đơn giản nhất là duy trì việc tập thể dục. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi, tất cả các loại bài tập thể dục thông thường để giúp cơ căng, khớp xương mềm.
Thậm chí, việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể cải thiện việc lưu thông máu, ức chế hoạt động thần kinh giao cảm, làm cho nhịp tim bình thường đập chậm lại, giảm gánh nặng cho tim.
Dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, nhóm người trên 65 tuổi tập thể dục 4 giờ/tuần sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tới 69% so với nhóm người chỉ tập được 1 giờ/tuần. Và tương tự như vậy thì tỉ lệ tử vong cũng giảm tới 73%.
3. Đảm bảo duy trì giấc ngủ tốt
Hiện nay có rất nhiều người bị đột tử, tử vong liên quan đến tim mạch xuất phát từ việc mất ngủ kéo dài, thần kinh căng thẳng, nghỉ ngơi không đủ…
Để tránh những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân này, các chuyên gia kiến nghị mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Đừng để cho bất kỳ công việc hay sự kiện gì làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
4. Thả lỏng thần kinh, thư giãn tinh thần
Việc đột ngột gây ra sự căng thẳng tinh thần có thể tạo ra rối loạn chức năng hoạt động của nội mạc mạch máu, làm rối loạn nội mạc sẽ làm hỏng sự co giãn và đàn hồi của mạch máu. Cuối cùng sẽ dẫn đến các mạch máu không thể thay đổi tính đàn hồi để đáp ưng với nhu cầu vận chuyển huyết dịch và điều chỉnh chức năng, làm tăng tần suất các tình huống bị ngưng tim đột ngột do thiếu máu.
5. Kiểm tra sức khỏe mạch máu định kỳ, theo dõi huyết áp hàng năm
Không có triệu chứng hoặc không kiểm soát được dấu hiệu huyết áp cao chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết quản.
Các bệnh nhân cao huyết áp có nhồi máu não có xác suất gặp nguy hiểm cao gấp 4-7 lần so với người bình thường. Không những thế, huyết áp không chỉ liên quan đến các mạch máu nhỏ, mà còn dẫn đến bệnh mạch máu phát sinh ở những mạch máu chủ chốt.
Vì thế, chúng ta cần phải theo dõi kịp thời sức khỏe của bản thân để sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết, bảo đảm mạch máu và huyết áp luôn nằm trong phạm vi bình thường.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
- Sức khỏe7 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe7 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe10 giờ trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Sức khỏe17 giờ trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe19 giờ trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.