- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mật ong có bổ đến mấy cũng chớ dại ăn cùng những thứ này kẻo 'mất mạng'
Mật ong vừa là thực phẩm, vừa là dược phẩm. Nhưng không phải vì thế mà có thể dùng mật ong một cách bừa bãi bởi khi kết hợp với những thực phẩm này, mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng.
Những thực phẩm đại kỵ với mật ong
Mật ong kỵ với đậu phụ (sữa đậu nành)
Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.
Mật ong rất kỵ với cá chép
Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong kỵ với cua
Cua tính hàn, mật ong ăn quá lượng rất dễ tiêu chảy. Nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc. Cho nên không nên ăn chung.
Mật ong kỵ với hành tây
Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho a-xít hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp a-xít amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với hẹ
Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ cũng rất dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong thì dễ gây ra phản ứng oxy hóa, hoàn toàn mất đi tác dụng vốn có.
Mật ong kỵ với hành
Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
Mật ong kỵ tào phớ
Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm chúng với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzim có enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
Mật ong kỵ rau thì là
Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Không dùng mật ong với nước sôi
Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Mật ong và cơm
Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
Tuyệt đối không đựng mật vào bình sắt
Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Khi đó, ăn mật ong dễ bị đau bụng.Tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Những người nên 'tránh xa' mật ong
Người bị bệnh tiểu đường
Mặc dù người bị tiểu đường vẫn có thể dùng mật ong nhưng nên hạn chế và dùng với lượng phù hợp (chỉ dùng 5ml mỗi ngày). Mật ong là thực phẩm chứa hàm lượng đường cao. Cụ thể trong 100g carbohydrate mật ong có chứa 40g đường fructose, 2g đường sucrose và khoảng 1g dextrin. Trong đó glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể hấp thu trực tiếp vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Nên nếu dùng quá sẽ dẫn đến tăng đường huyết, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường.
Trẻ dưới 1 tuổi
Trong mật ong có thể thấy các bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum. Mà trẻ dưới 1 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Do đó, nếu chúng sử dụng mật ong, các bào tử này có thể sẽ phát triển và giải phóng độc tố gây ngộ độc. Một số biểu hiện khi trẻ bị ngộ độc như: hôn mê, ăn kém, táo bón, yếu cơ bắp, sau đó có thể tiến triển gây liệt tay, chân, cơ hô hấp và tử vong.
Người bị xơ gan
Xơ gan là bệnh gan mãn tính, là hậu quả của các tổn thương không hồi phục tế bào gan dẫn đến sự tạo thành nhiều mô xơ, sẹo, thành lập nốt tân sinh làm chức năng gan bị mất. Dù người bệnh viêm gan B thích hợp dùng mật ong vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan. Nhưng ở bệnh nhân xơ gan, chức năng gan gần như không còn nên nếu sử dụng nó sẽ làm trầm trọng hơn bệnh này.
Người bị bệnh huyết áp thấp
Một trong các tác dụng của mật ong là giúp hạ huyết áp nhờ acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh nên người bị bệnh huyết áp thấp không nên dùng mật ong vì sẽ làm huyết áp càng hạ thấp, không đủ áp lực để đẩy máu đi nuôi cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo TPO
-
Sức khỏe47 phút trướcMùa hè, bể bơi là nơi được nhiều gia đình lựa chọn để giải tỏa cơn nóng bức. Tuy nhiên mọi người nên "bỏ túi" những điều cần lưu ý sau để bảo vệ an toàn cho cả nhà.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMăng cụt là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn măng cụt được không và ăn bao nhiêu là đủ?
-
'Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín': Điều này có đúng?Sức khỏe8 giờ trướcMặc dù gừng có giá trị dinh dưỡng và rất tiện dụng, nhưng nhiều chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo không nên sử dụng gừng một cách tùy tiện.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDứa là trái cây phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin A, B, C và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa cũng có nhiều axit gây hại men răng, nôn ói nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.