Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn

Mùi, tính nhất quán và màu sắc của nước tiểu là tất cả các chỉ số báo hiệu về tình trạng sức khỏe và bạn không bao giờ được bỏ qua những điều đó.

Mùi, tính nhất quán và màu sắc của nước tiểu là tất cả các chỉ số báo hiệu về tình trạng sức khỏe và bạn không bao giờ được bỏ qua những điều đó.

Nếu đôi mắt của bạn là "cửa sổ tâm hồn" thì bồn cầu chính là "cửa sổ" sức khỏe của bạn. Đó là lý do tại sao các bác sĩ đều chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu mỗi khi bạn đi khám sức khỏe. Đó là vì màu sắc của nước tiểu có thể tiết lộ rất nhiều điều đang xảy ra bên trong cơ thể bạn.

Mùi, tính nhất quán và màu sắc của nước tiểu là tất cả các chỉ số báo hiệu về tình trạng sức khỏe và bạn không bao giờ được bỏ qua những điều đó.

Nước tiểu bao gồm chủ yếu là nước và một số thành phần khác như urê, clorua, natri, kali, creatinine và các ion hòa tan khác cũng như hợp chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Bất kì sự mất cân bằng nào trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến màu sắc, tính nhất quán và mùi của nước tiểu.

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 1.

Nước tiểu có màu xám nhạt hoặc màu vàng trong suốt là một dấu hiệu sức khỏe tốt, mức điện giải thích hợp. Các sắc tố cung cấp cho nước tiểu màu vàng đặc trưng của nó được gọi là urochrome. Nước tiểu có màu vàng chứng tỏ thận xử lý đúng chất thải.

Lượng chất lỏng trong cơ thể càng nhiều sẽ càng làm loãng chất màu vàng trong nước tiểu, vì vậy bạn càng uống nhiều nước, nước tiểu của bạn sẽ càng trong suốt. Khi bạn uống quá ít nước hoặc các chất lỏng khác, cơ thể sẽ mất nước và màu sắc của nước tiểu trở nên vàng đậm hơn.

Nếu nước tiểu của bạn có màu sắc khác thường, nó có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe, cụ thể như dưới đây:

1. Nước tiểu vẩn đục, có cặn

Nếu nước tiểu của bạn xuất hiện nhiều vẩn đục hoặc có cặn thì có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hoặc sỏi thận. Trong trường hợp bị UTI, nước tiểu cũng sẽ có mùi ammonia mạnh, mùi hôi hoặc thậm chí hơi ngọt. Đó là do vi khuẩn gây nhiễm trùng tạo ra mùi hôi như là một sản phẩm phụ.

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 2.

Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều hơn nhưng chỉ đi tiểu ít, đau hoặc cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới... thì hãy kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không. Nếu đúng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều canxi hoặc phốt pho (có nhiều trong măng tây) cũng có thể làm cho nước tiểu có màu trắng hoặc như sữa.

Nếu nước tiểu có bọt thì rất có thể cơ thể bạn đã bổ sung quá nhiều protein trong chế độ ăn uống hoặc gặp vấn đề về thận. Sau khi thay đổi chế độ ăn uống mà màu sắc của nước tiểu không thay đổi thì cần đi khám ngay.

2. Nước tiểu có màu đỏ

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 3.

Thứ nhất, có thể do bạn ăn các thực phẩm như cà rốt, dâu tây, củ cải đường và rau đại hoàng... Một số hợp chất cung cấp cho màu sắc cho những thực phẩm đầy màu sắc này được bài tiết trong nước tiểu. Trong trường hợp này, màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường trong một ngày.

Thứ hai, nguyên nhân nước tiểu có màu đỏ, hồng có thể do bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh lao.

Nếu đã thay đổi thực phẩm bạn ăn và dừng các loại thuốc đang dùng mà màu nước tiểu vẫn đỏ hoặc hồng thì đó không phải là dấu hiệu tốt.

Nó có thể cảnh báo bạn đang có một khối u trong bàng quang hoặc thận. Nếu bạn nhận thấy máu trong nước tiểu, nguyên nhân có thể do bệnh sỏi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó cũng có thể báo hiệu một vấn đề với bệnh tiểu đường hoặc ngộ độc thủy ngân.

Thay vì cố gắng tự xác định nguyên nhân, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ nếu nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ.

3. Nước tiểu có màu cam

Nếu nước tiểu của bạn có màu cam thì cũng không có gì phải lo lắng quá. Đây có thể là là do cơ thể đang bị mất nước nhẹ và bạn dễ dàng bổ sung nước để khắc phục.

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 4.

Một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do bạn đã ăn nhiều thực phẩm màu cam hoặc giàu beta-carotene, được bài tiết qua nước tiểu. Sử dụng các chất bổ sung và thuốc như vitamin B tổng hợp và một số chất làm loãng máu cũng có thể khiến cho nước tiểu màu cam vàng.

Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu cam phản quang thì nên đi khám vì vấn đề có thể đang nằm ở gan. Mức bilirubin cao do viêm gan, bất thường của tế bào gan hoặc tắc nghẽn đường mật có thể làm thay đổi màu nước tiểu của bạn sang màu cam phản quang.

Nếu nước tiểu của bạn có màu cam kèm với phân nhạt, da và mắt vàng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

4. Nước tiểu có màu nâu

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 5.

Ăn một lượng lớn các loại đậu hoặc lô hội có thể gây ra nước tiểu màu nâu. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị sốt rét, nhuận tràng và thuốc giãn cơ... cũng có thể là nguyên nhân gây ra điều này.

Ngoài ra, tổn thương cơ do tập thể dục quá độ có thể dẫn đến một căn bệnh hiếm gặp được gọi là rhabdomyolysis, và triệu chứng là nước tiểu màu nâu.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn gan và thận như ung thư gan, xơ gan và viêm gan cấp đều có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm. Điều này chủ yếu xảy ra do sự bài tiết bilirubin thừa từ gan vào nước tiểu. Đôi khi, nước tiểu màu nâu có liên quan đến porphyria - rối loạn di truyền hiếm gặp của hồng cầu.

5. Nước tiểu có màu hổ phách hoặc vàng đậm

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 6.

Nếu nước tiểu của bạn là màu hổ phách hoặc mật ong thì rất có thể bạn đang không uống đủ nước.

Khi nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm thì chứng tỏ cơ thể bạn bị mất nước nghiêm trọng hoặc do dùng một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc thuốc bổ vitamin. Vitamin B, đặc biệt là B12, dẫn đến sự thay đổi màu sắc "ấn tượng" này.

Nếu bạn không dùng bất kỳ loại thuốc, sản phẩm bổ sung hoặc vitamin nào có thể gây ra màu vàng đậm và vẫn uống nước đầy đủ mà màu sắc nước tiểu không nhạt hơn thì có thể bạn đang bị bệnh nào đó, ví dụ như thiếu máu, tan máu và viêm gan...

Bất cứ khi nào có nghi ngờ về màu sắc của nước tiểu chuyển sang vàng đậm, hãy đi khám bác sĩ ngay.

6. Nước tiểu có màu xanh lá cây

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 7.

Ăn măng tây, thực phẩm có phẩm màu... có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu thành màu xanh lá cây. Ngoài ra, dùng một số loại thuốc có nhuộm màu xanh cũng dẫn tới tình trạng này.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, nước tiểu màu lục có thể chỉ ra một dạng nhiễm trùng đường tiểu cụ thể gọi là nhiễm trùng proteus. Vi khuẩn gây nhiễm trùng này cũng có thể gây ra sỏi thận, do đó, bạn đừng trì hoãn nữa mà hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân nhé.

7. Nước tiểu có màu xanh lam

Màu sắc của nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn - Ảnh 8.

Mặc dù có vẻ lạ, nhưng một số người có thể nhận thấy màu xanh hơi trong nước tiểu của mình. Nước tiểu màu xanh lam có thể là do tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là tăng calci huyết, nghĩa là có lượng canxi dư thừa trong máu.

Trong một số trường hợp, tiêu thụ thực phẩm hay thuốc nhuộm màu xanh lam cũng có thể làm cho nước tiểu có màu xanh nhạt, nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu bạn có nồng độ thuốc nhuộm rất cao. Bởi vậy, bạn đừng chủ quan bỏ qua dấu hiệu này nhé.

8. Nước tiểu không màu

Nước tiểu không màu hoặc trong suốt có thể là một dấu hiệu cơ thể bạn đang thừa nước, nói cách khác là bạn đang uống quá nhiều nước.

Sự dư thừa nước trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể. Uống rượu nhiều cũng có thể làm cho nước tiểu của bạn trở nên trong suốt, vì nó có tác động như thuốc lợi tiểu.

Nếu bạn gặp phải tình cảnh nước tiểu trong suốt ngay cả khi mình lười uống nước thì hãy coi chừng với bệnh tiểu đường nhé. Lúc này bạn cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Theo Trí Thức Trẻ

nhiễm trùng

nước tiểu

màu sắc nước tiểu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.