- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ và song thai tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1
Nhiều người nhập viện nguy kịch được chẩn đoán nhiễm cúm A/H1N1, trong đó một thai phụ tử vong khi đang mang song thai
Nhiều người nhập viện nguy kịch được chẩn đoán nhiễm cúm A/H1N1, trong đó một thai phụ tử vong khi đang mang song thai 24 tuần tuổi.
PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng hoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khoảng 1 tháng qua, tại đây tiếp nhận nhiều trường hợp nguy kịch vì nhiễm cúm mùa thông thường (cúm A/H1N1).
Trước đó, một thai phụ 31 tuổi quê Thanh Hoá, được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai khi đang mang song thai 24 tuần tuổi. Thai phụ ban đầu có các triệu chứng cúm thông thường như sổ mũi, hắt hơi nhưng bệnh nhanh chóng chuyển nặng. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu, thở máy, thậm chí chạy cả tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) nhưng sau 2 tuần, tình trạng vẫn không tiến triển. Thai phụ cùng 2 thai nhi tử vong do suy hô hấp, viêm phổi trắng xoá.

Tại thời điểm này, có 2 nam bệnh nhân khác cùng nhiễm cúm A/H1N1 vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Đó là bệnh nhân L.Đ.C. (64 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội). Bệnh nhân này có tiền sử cao huyết áp, trước khi vào viện 6 ngày chỉ có biểu hiện sổ mũi, sốt, sau sốt cao, ho khan liên tục kèm theo tức ngực. Khi đi khám ở tuyến cơ sở, ông được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn dùng thuốc nhưng không cải thiện.
Bệnh nhân C. được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu ngày 25-1 khi đã khó thở do suy hô hấp, ý thức chậm, ngay lập tức được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Sau 1 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, tình trạng ông C. tiếp tục nặng thêm, bệnh nhân được lọc máu, thở ECMO. Đến nay, bệnh nhân tạm thời đã cai được ECMO nhưng vẫn đang phải thở máy và nằm hồi sức đặc biệt, tiên lượng hết sức dè dặt.
Cũng trong những ngày đầu năm, tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nam bệnh nhân N.V.D. (51 tuổi, ở Ứng Hoà, Hà Nội), vào viện khi đã suy hô hấp, thở máy. Bệnh nhân vốn to béo, có tiền sử đái tháo đường và thường xuyên uống rượu. Gia đình cho biết, trong nhà trước đó có vài người bị cúm, trong đó có cháu nội. Khi bị hắt hơi, sổ mũi, ho, nhức mỏi toàn thân, ông D. chỉ nghĩ cúm thường nên chủ quan, khi vào viện đã nguy kịch do biến chứng suy đa phủ tạng. Bệnh nhân được lọc máu liên tục, điều trị kháng sinh liều cao nhưng tiên lượng khó qua khỏi.
PGS Đào Xuân Cơ cho biết cúm A/H1N1 là cúm mùa, ít gây nguy hiểm, ở người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày điều trị thông thường. Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại, cốc, bát đũa, khăn mặt…). Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh. Bệnh lây lan mạnh, nhanh khi có sự tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện...
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: Sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do virus tấn công sâu vào phổi, suy đa phủ tạng và có thể gây tử vong. Đặc biệt, nguy cơ tử vong cao nhất trên các bệnh nhân tiền sử bệnh lý nền, các bệnh mãn tính gây suy giảm sức đề kháng như: Suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ...
Virus luôn "làm mới" bản thân Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm thể A là thể thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng virus có độc lực cao, sự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên (H) và 9 loại kháng nguyên (N), virus cúm A có thể có nhiều loại phân thể cúm (có thể tới 144 loại), như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8… Thế giới đã ghi nhận một số phân thể cúm A đã gây đại dịch cúm như: H2N2, H3N8, H3N2, H1N1. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, các gien của virus cúm có thể tái tổ hợp tạo thành các chủng virus cúm đe dọa cho sức khỏe con người, do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo việc tiêm phòng cúm mùa nên được thực hiện hằng năm. |
Theo Người Lao Động
-
Sức khỏe2 giờ trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe6 giờ trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe6 giờ trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe7 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe10 giờ trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.
-
Sức khỏe11 giờ trướcDứa là trái cây phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin A, B, C và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa cũng có nhiều axit gây hại men răng, nôn ói nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCác nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUng thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Việc uống bia lạnh tưởng tốt nhưng thực tế lại làm tăng nguy cơ mất nước.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM xác nhận một bệnh nhi tử vong đêm 31/5 với chẩn đoán lâm sàng mắc tay chân miệng.