Mẹo chữa nhiệt miệng cực hay, cực nhanh bằng nước mía

Nhiệt miệng tuy là chứng bệnh lành tính nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt...

Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng là một chứng bệnh thường gặp nhất là vào mùa hè. Nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như do virus, vi khuẩn hoặc do thiếu hụt một vài thành phần dưỡng chất trong cơ thể.

Theo Đông y, nhiệt miệng là bệnh phát tán do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất ở tỳ, vị.

Nhiệt miệng tuy là chứng bệnh lành tính nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt...

1. Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng:

Nhiệt miệng xảy ra khi trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng. Kích thước của những đốm trắng này bạn đầu tầm từ 1 - 2mm, sau đó to dần và trở nên mọng nước.

Những đốm này có thể vỡ ra tạo thành những vết loét trong niêm mạc miệng. Vết loét có khi kên tới 10mm khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.

Nếu không có biến chứng gì thì vết loét sẽ tự lành sau 10 - 15 ngày rồi có thể sẽ tái diễn những đợt nhiệt miệng, lở loét miệng khác tương tự.

2. Cách chữa bệnh nhiệt miệng đơn giản bằng nước mía:

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng thực phẩm mà không cần phải uống thuốc. Phổ biến và dễ làm nhất là có thể uống một vài cốc bột sắn cho đến khi dấu hiệu của nhiệt miệng biến mất.

Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có sẵn lọ bột sắn nguyên chất để sử dụng lúc cần kíp. Mùa này, mía rất sẵn và có thể mua dễ dàng nên nếu bị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng nước mía để chữa trị cũng rất nhanh và đơn giản.

Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.

Nước mía được dùng trong các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo, ngộ độc do rượu...

Do những dược tính nêu trên, nước mía dùng để giải nhiệt cơ thể, chữa nhiệt miệng cũng rất hiệu quả.

Những cách chữa nhiệt miệng bằng nước mía như sau:

- Dùng 250g mía, 30g rễ cỏ tranh nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

- Dùng nước mía trộn với 20ml nước củ cải, uống ngày 3 lần như vậy, liên tục 3 - 5 ngày sẽ khỏi hẳn.

- Dùng 150g nước mía, 250g nước dưa hấu trộn lại, uống 2 lần trong ngày như vậy.

- Dùng mía, cỏ tranh, củ năng với lượng vừa phải, nấ nước uống thay trà nhiều lần trong ngày.

3. Phòng tránh nhiệt miệng:

- Hạn chế ăn đồ cay nóng.

- Khống uống rượu bia.

- Hạn chế thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt...

- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm có tính giải nhiệt để thanh nhiệt cơ thể.

- Uống nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.