Mỗi người chỉ có hai quả thận: Hãy cảnh giác với căn bệnh âm thầm làm hỏng thận này!

Theo thống kê ở nước ta có 260 nghìn người bị suy thận mạn phải chạy thận chu kỳ để kéo dài sự sống. Có bệnh nhân chạy thận gần 20 năm, nếu ngừng 1 tuần bệnh nhân có thể tử vong.

Theo thống kê ở nước ta có 260 nghìn người bị suy thận mạn phải chạy thận chu kỳ để kéo dài sự sống. Có bệnh nhân chạy thận gần 20 năm, nếu ngừng 1 tuần bệnh nhân có thể tử vong.

>>15 thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận

Căn bệnh âm thầm đến đột ngột

Tại ngõ Cột Cờ, đường Giải Phóng, Hà Nội nơi có hàng trăm bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo phải thuê ở trọ để sống chung với máy móc thay vì quả thận.

Bà Nguyễn Thị L. quê Yên Bái năm nay 57 tuổi là bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai gần 10 năm tâm sự căn bệnh đến quá đột ngột, khi biết bệnh đã ở giai đoạn cuối và phải duy trì bằng chạy thận nhân tạo.

Mỗi người chỉ có hai quả thận: Hãy cảnh giác với căn bệnh âm thầm làm hỏng thận này! - Ảnh 1.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Bà L. kể mình có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, tim đập nhanh hơn, đi khám vẫn chưa biết bệnh. Thời gian kéo dài, người nhà khuyên xuống Hà Nội kiểm tra thì đã là suy thận độ 3. Sau một thời gian điều trị tích cực, bà L. chuyển xuống khoa chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hàng tuần, bà L phải chạy 3 ngày/tuần.

Hay như trường hợp của ông Nguyễn Văn Đạt, 51 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội thì khác. Ông Đạt khoẻ mạnh bình thường không có giấu hiệu của ốm, sụt cân. Dấu hiệu đầu tiên mà ông biết đó là không đi tiểu được. Ba, bốn ngày cũng không đi tiểu, người mệt hơn ông mới vào viện khám.

Ông Đạt chết đứng khi cả hai quả thận của mình đã teo lại từ lúc nào. Bác sĩ cho biết ông bị suy thận giai đoạn cuối và phải phẫu thuật ghép thận hoặc chạy thận chu kỳ.

Không giấu giếm, ông Đạt tâm sự, hai năm mắc bệnh, thận teo bằng ngón tay cái nên ông không còn đi tiểu như người bình thường được mà sự đào thải chất độc ra ngoài nhờ lọc máu.

Bản thân ông Đạt không có tiền sử bệnh nào ngoài dấu hiệu khoảng 5 năm gần đây ông tăng cân mạnh từ 75 kg lên 92 kg. Bác sĩ cho biết thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn.

Với bệnh nhân suy thận mạn chỉ cần không chạy thận 1 tuần họ có thể tử vong ngay. Tại xóm chạy thận đã chứng kiến nhiều người về nhà nghỉ ngơi và hai tuần sau thì người nhà lên dọn đồ khỏi phòng trọ về bởi vì người thân của họ đã mất khi rời bệnh viện về nhà không điều trị.

Mỗi người chỉ có hai quả thận: Hãy cảnh giác với căn bệnh âm thầm làm hỏng thận này! - Ảnh 2.

Do chế độ ăn uống, béo phì

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng – trưởng khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường.

Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.

Bệnh suy thận mạn tính thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Suy thận mạn tính là một bệnh phổ biến liên quan đến quá trình lão hoá. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao.

Người mắc bệnh nếu muốn kéo dài thời gian sống phải chạy thận nhân tạo, một số ít bệnh nhân có điều kiện kinh tế, có nguồn thận hiến tặng thực hiện được cuộc ghép nhưng cũng phải sống chung với thuốc chống thải ghép. Hầu hết bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm vì không có điều kiện chữa trị, bởi chi phí cho mỗi tháng chạy thận tiêu tốn từ 5 đến 6 triệu đồng.

Bác sĩ Dũng nhấn mạnh mỗi người chỉ có 2 quả thận nên phải giữ gìn lấy nó. Các yếu tố gây suy thận mãn đó là béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp trong đó việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng đang làm đau đầu các bác sĩ.

Xã hội hiện đại hơn cũng là lúc con người ta có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cộng thêm lười vận động dẫn đến cân nặng tăng nhanh, năng lượng dư thừa không được sử dụng hết tồn đọng trong cơ thể.

Bác sĩ Dũng cho biết nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng: Huyết áp cao và tiểu đường là nguyên nhân của 2/3 tổng số ca suy thận. Các bác sĩ cho biết, mối liên quan giữa béo phì và suy thận có thể giải thích rằng, tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ của cả hai bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Các nghiên cứu đã cho thấy béo phì có thể gây hại cho chức năng thận trước khi các tác động tiêu cực của huyết áp cao và tiểu đường lên thận được khẳng định. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều bệnh nhân đã có mức albumin vượt an toàn dù họ có huyết áp, mức đường huyết và hoạt tính của insulin khỏe mạnh. Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn.

Ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương đương với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì.

Như vậy số người thừa cân béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì cũng chiếm khoảng 25% dân số.

>>Đông y gọi loài cá này là "nhân sâm nước": Bổ thận tráng dương, dinh dưỡng toàn diện


Theo Trí Thức Trẻ

suy thận

bệnh thận

chạy thận nhân tạo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.