- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một bệnh nhân ngộ độc botulinum ở TP.HCM tử vong sau 10 ngày chờ thuốc giải
Người đàn ông 45 tuổi ở TP.HCM ngộ độc botulinum sau khi ăn một món mắm để lâu ngày. Sau 10 ngày điều trị, ông đã tử vong.
Nguồn tin tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) xác nhận, bệnh nhân này là 1 trong 6 ca ngộ độc botulinum vừa qua.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Hồng Minh Công, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người bệnh bị ngộ độc mức độ nặng. Các bác sĩ liên tục hội chẩn cùng các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù các bác sĩ đã nỗ lực điều trị, bệnh nhân suy đa cơ quan và tử vong vào đêm qua mà không kịp truyền thuốc giải độc.
Trước đó, người đàn ông này nhập viện ngày 14/5, được thở máy, yếu cơ và điều trị tại Khoa Nội thần kinh. Sau đó, bệnh nhân biến chứng nặng và chuyển xuống Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Dù các bác sĩ đã nỗ lực điều trị, bệnh nhân suy đa cơ quan và không qua khỏi. Kết quả cấy mẫu phân từ bệnh nhân trước đó xác định có độc tố botulinum type A.
Trong sáng nay, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng có buổi làm việc cùng Sở Y tế TP.HCM.
Đêm qua (24/5), 6 lọ thuốc Botulinum Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM. Số thuốc này được phân về 3 bệnh viện. Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi đang điều trị 2 ca ngộ độc botulinum phải thở máy nhận 2 lọ; Nhân dân Gia Định nhận 1 lọ, Nhi đồng 2 nhận 3 lọ.
Thuốc giải độc botulinum có giá 8.000 USD/lọ. Ảnh: BVCC.
Trước đó, TP.HCM ghi nhận 2 chùm ca ngộ độc botulinum gồm 3 trẻ nhỏ và 3 người lớn. Ba trẻ nhỏ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và được truyền thuốc giải độc. Sau đó do cạn thuốc giải, 3 người lớn chỉ có thể được điều trị hồi sức bằng thở máy, diễn tiến liệt cơ gần như hoàn toàn.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đề nghị khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT cho bệnh nhân cũng như dự phòng tình huống phát sinh ca mới.
Bộ Y tế đã liên hệ WHO và được hỗ trợ 6 lọ thuốc giải BAT quý hiếm. Ngay trong đêm 25/5, thuốc về đến TP.HCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy từng cho biết thuốc giải là phương án tốt nhất nhưng phải dùng đúng thời điểm, sử dụng khi bắt đầu có triệu chứng yếu liệt, giúp trung hòa chất độc trong máu.
Trong trường hợp không có thuốc giải, độc tố tiếp tục tấn công bệnh nhân. Botulinum đi vào hệ thống thần kinh khiến dẫn truyền không còn, các cơ không điều khiển được và gây liệt. Khi liệt cơ hô hấp, bệnh nhân sẽ suy hô hấp, tử vong nếu không được điều trị hỗ trợ.
"Trong tình huống có thuốc giải độc, hiệu quả còn phụ thuộc vào lượng độc chất mà bệnh nhân ăn phải và việc sử dụng thuốc giải có kịp thời, đúng lúc hay không", bác sĩ Hùng nói.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe4 giờ trướcMăng cụt là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn măng cụt được không và ăn bao nhiêu là đủ?
-
'Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín': Điều này có đúng?Sức khỏe6 giờ trướcMặc dù gừng có giá trị dinh dưỡng và rất tiện dụng, nhưng nhiều chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo không nên sử dụng gừng một cách tùy tiện.
-
Sức khỏe19 giờ trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe23 giờ trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe23 giờ trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDứa là trái cây phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin A, B, C và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa cũng có nhiều axit gây hại men răng, nôn ói nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUng thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?