- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mua kem trộn làm trắng da qua mạng xã hội: Người sử dụng lãnh đủ hậu quả
Liên tiếp trong thời gian qua, dư luận được biết đến những vụ việc đau xót của nhiều người là nạn nhân của kem trộn làm trắng da bán trôi nổi.
Liên tiếp trong thời gian qua, dư luận được biết đến những vụ việc đau xót của nhiều người là nạn nhân của kem trộn làm trắng da bán trôi nổi. Tuy nhiên, thị trường mua bán mỹ phẩm này vẫn rất sôi động trên các trang mạng xã hội. Mặt hàng kinh doanh này vẫn đang được rao bán rầm rộ, công khai và bị buông lơi khâu quản lý.
Tẩy trắng siêu nhanh?
Lướt qua thị trường rao bán kem trộn trên các trang facebook vẫn luôn diễn ra sôi động. Các trang này thường thấy hình ảnh người bán dùng tay đảo từng thau kem màu trắng đục, rồi thỉnh thoảng thêm nhiều chất vào thau kem và tự giới thiệu là loại “kem trộn theo công thức riêng” có tác dụng làm trắng da siêu nhanh. Đặc biệt, phần lớn người bán cam kết da sẽ trắng ngay sau khi sử dụng lần đầu, không gây tác dụng phụ, độc hại cho da.
Khi giới thiệu sản phẩm, để tăng độ tin tưởng cho khách hàng, người bán livestream, liên tục dùng tay thoa nhiều lớp kem lên thân thể để mọi người có thể thấy rõ sự trắng sáng của da nhờ công dụng thần kỳ của sản phẩm. Một số người bán còn hướng dẫn sử dụng cách làm trắng da bằng cách “ủ”. Đó là bôi kem tự chế trên diện rộng, bọc kín lại bằng ni-lông. Vài giờ sau sẽ lột bỏ tấm ni-lông và da bị tróc ra từng mảng.
Một người rao bán kem trộn livestream trên Facebook.
Kem trộn là “trộn nhiều loại kem với nhau”...
ThS.BS. chuyên khoa Da liễu Nguyễn Thị Hiền phân tích, hiện rất nhiều sản phẩm kem trộn làm đẹp trên thị trường được người “bào chế” trộn nhiều chất với nhau. Thành phần chính của các loại kem trộn là những loại chất tổng hợp melani, corticoid, thuốc trị ngứa, viêm da. Việc sử dụng các loại kem trộn nhẹ có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ, nổi mụn..., nặng hơn có thể gây biến chứng teo da, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng. Các loại kem trộn đều chứa những loại hóa chất tẩy. Những chất tẩy này khi được thoa lên da sẽ tẩy, làm bong tróc lớp biểu bì trên da, để lại phần da non phía trong, do vậy gây ảo giác cho người sử dụng về công dụng làm trắng.
Đa số các kem trộn bán trôi nổi thường chứa thuốc kháng viêm corticoid với hàm lượng khó kiểm soát. Ban đầu sử dụng da sáng mịn, bớt mụn nhưng dùng một thời gian sẽ gây biến chứng, ngứa và nổi mụn. Các mạch máu dưới da bị giãn nên việc điều trị rất tốn thời gian, lại khó khôi phục tình trạng ban đầu.
Da mẩn đỏ, nổi mụn do dùng kem trộn. Ảnh Bác sĩ cung cấp
Nói về cách làm trắng da bằng “ủ”, ThS. Hiền cho biết, các hóa chất này vốn đã làm da nóng rát, khi bọc lại bằng ni-lông càng khiến da bị nóng, gây bỏng, phồng rộp, giãn mao mạch. Những hóa chất này không chỉ tác động bên ngoài da mà còn theo lỗ chân lông thấm vào bên trong gây ảnh hưởng toàn thân. Quá trình dùng các hóa chất trên làm da trắng nhanh hơn cả chu kỳ tái tạo của da khiến da bị quá tải và yếu. Ảnh hưởng nặng hơn nữa là khiến người dùng bị ngộ độc, khó thở, tím tái, co giật.
Kem trộn không rõ nguồn gốc đã khiến nhiều người bị thương tổn về sức khỏe. Tuy nhiên, mặt hàng kinh doanh này vẫn đang được bán rầm rộ, công khai và buông lơi khâu quản lý.
Theo Sức khỏe đời sống
- Sức khỏe6 giờ trướcTê tay về cơ bản ai cũng từng gặp, nhiều người tưởng là do mệt mỏi, nhưng theo một số bác sĩ đây còn có thể là dấu hiệu của 4 bệnh.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Bệnh viện Quân Y 175 đã "choáng" sau khi phát hiện hơn một kg kim loại trong dạ dày của bệnh nhân ở Bình Dương.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe2 ngày trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe2 ngày trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.