- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mùa mít: Chuyên gia cảnh báo, nếu đang mắc chứng bệnh này thì tuyệt đối không ăn mít
"Kiêng" mít trong mùa nắng nóng là một sai lầm. Tuy nhiên, chỉ nên ăn chúng với số lượng có hạn nếu không chúng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
"Kiêng" mít trong mùa nắng nóng là một sai lầm. Tuy nhiên, chỉ nên ăn chúng với số lượng có hạn nếu không chúng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Từ lâu, mít và các bộ phận của cây mít được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo đông y, quả mít rất tốt để chữa được ngộ độc rượu, giảm cân và làm đẹp da.
Ngoài ra, các bộ phận khác như lá mít, hạt mít đều có công dụng chữa bệnh. Lá mít được dùng làm nước uống để lợi sữa cho sản phụ sau sinh và làm lành các vết thương hở. Còn hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt không kém các loại lương thực (trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protid, 0,62g lipit) nên được nhân dân ta luộc, hấp cơm hoặc nướng ăn rất phổ biến.
Cách ăn mít có lợi cho sức khỏe
- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
Những người không nên ăn mít
Mặc dù đang đại vụ, nhưng nhiều người không dám ăn mít trong những ngày nắng nóng vì cho rằng mít gây nóng cơ thể. Thực ra ra không phải vậy.
Theo các chuyên gia, mít có hàm lượng đường cao, chỉ khi ăn quá nhiều mới sợ tăng cân và nổi mụn. Còn nếu ăn với liều lượng hợp lý, mít hoàn toàn có thể giúp bạn giảm cân và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, với những người có dấu hiệu bệnh sau đây, tốt nhất nên nói không với mít:
Ảnh minh họa
Người bị gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, và nhiều vitamin, tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.
Người bị suy thận mãn tính
Với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Người bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
Theo GiadinhNet
-
Sức khỏe6 giờ trướcBệnh nhân không tử vong chỉ vì nhiễm virus cúm mà do những biến chứng của bệnh cúm mùa như viêm phổi bội nhiễm, viêm cơ tim, viêm não, suy đa tạng
-
Sức khỏe6 giờ trướcMắc cúm A, người đàn ông bị biến chứng nguy kịch, phổi tổn thương hai bên, phải nhập viện cấp cứu và đặt ECMO.
-
Sức khỏe11 giờ trướcHạt điều, với hương vị thơm ngon, béo ngậy, đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn chứa bên trong lớp vỏ cứng cáp ấy là một "kho báu dinh dưỡng" với vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcLần đầu tiên, loại virus có khả năng gây chết người này được phát hiện tại Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự bùng phát dịch bệnh.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMột nữ giám đốc tài chính ở Đài Loan (Trung Quốc) đã bị tổn thương gan nghiêm trọng sau khi ăn quá nhiều một loại thịt.
-
Sức khỏe19 giờ trướcThức khuya khiến gan phải làm việc quá tải và nhanh chóng suy yếu. Bên cạnh đó, còn có không ít thói quen xấu khác “tàn phá” gan cực nhanh, thậm chí ít ai ngờ tới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan rộng, toàn bộ vùng da ung thư chiếm 2/3 da đầu, nhiều vị trí nóng đỏ, chảy máu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ độ chính xác về thông tin liên quan tới hồ sơ bệnh án của Từ Hy Viên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVới hương vị ngọt ngào, thanh mát đặc trưng, bòn bon được yêu thích không chỉ bởi vị ngon mà còn bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐau bụng, vàng da, buồn nôn là các triệu chứng xuất hiện ở 70% số bệnh nhân ung thư tụy.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong số các bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai do đột quỵ dịp Tết, thì người dưới 50 tuổi chiếm đến 45%.