Năm nay số ca sởi tăng nhiều: Nhiều trẻ mắc sởi có biến chứng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi

Sởi bệnh lây qua đường hô hấp, người mắc sởi cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chất dinh dưỡng.

Sởi bệnh lây qua đường hô hấp, người mắc sởi cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chất dinh dưỡng.

Thông tin từ bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết từ đầu năm đến nay riêng khoa Nhi của bệnh viện đã tiếp nhận gần 300 ca sởi, hiện tại khoa đang điều trị cho hơn 20 bệnh nhân. Năm nay số ca sởi tăng nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, đối tượng mắc chủ yếu tập trung vào những trẻ chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đầy đủ và chủ yếu là những trẻ có biến chứng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhân cho biết, do bệnh lây qua đường hô hấp, trong thời gian mắc bệnh người dân cần tránh đưa trẻ tiếp xúc nơi đông người, đi ra đường nên đeo khẩu trang tránh lây lan ra cộng đồng. Khi mắc sởi thì cần phải cách ly nghiêm ngặt, người bệnh cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chất dinh dưỡng cho người bệnh như bổ sung thêm vitamin đặc biệt vitamin A vì khi người bệnh mắc sởi sẽ bị thiếu hụt Vitamin A dẫn đến tổn thương biểu mô dễ gây bội nhiễm, gây viêm phổi.

Năm nay số ca sởi tăng nhiều: Nhiều trẻ mắc sởi có biến chứng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi-1

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn khám cho bệnh nhân. (ảnh MT)

Chị Nguyễn Minh Ngọc (ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng) có con mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chia sẻ: "Trong gia đình mình không có ai bị sởi, nhưng trước đây con trai của chị gần 4 tháng tuổi bị viêm phế quản phổi điều trị khỏi và ra viện được nửa tháng sau đó cháu sốt nhẹ và phát ban, gia đình cho vào Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn khám và được bác sĩ thông báo cháu bị mắc sởi".

Hay trường hợp con chị Đặng Thị Lành (ở Phú Đô, Nam Từ Liêm) đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh pôn do mắc sởi chia sẻ: "Con mình được 5 tháng tuổi cũng điều trị viêm phổi ra viện được 1 tuần sau đó cháu bị sốt và tự hạ rồi lại sốt lại nên gia đình cho đi khám thì được các bác sĩ cho biết là cháu bị mắc bệnh sởi".

Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn hiện đang điều trị cho 13 trẻ mắc sởi nhiều bệnh nhi mởi chỉ 7, 8 tháng tuổi, những độ tuổi chưa được tiêm phòng.

BSCKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, bệnh sởi có những triệu chứng như sốt, viêm long đường hô hấp và phát ban. Khi trẻ bị sởi ở thời kỳ khởi phát, đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 độ C đến 40 độ C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp…

Năm nay số ca sởi tăng nhiều: Nhiều trẻ mắc sởi có biến chứng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi-2

Con chị Nguyễn Minh Ngọc được các bác sĩ thăm khám (ảnh MT)

Thời kỳ phát ban các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng… Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

BSCKII Khổng Minh Tuấn khuyến cáo để phòng bệnh sởi tốt nhất đưa trẻ đi tiêm phòng. Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi sẽ được bảo vệ dưới sự miễn dịch của người mẹ tuy nhiên một số bà mẹ trong thời kỳ tiêm vắc xin phòng sởi nhưng chưa tiêm phòng sởi cũng như trước khi mang thai không tiêm vắc xin phòng sởi thì bà mẹ đó sẽ không có miễn dịch phòng dịch sởi nên không có miễn dịch cho con. Vì vậy, trước khi mang thai 3 tháng, người mẹ nên tiêm vắc xin phòng sởi để giúp con có miễn dịch phòng bệnh.

Theo Helino


bệnh sởi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.