Nam sinh đại học phải nghỉ học vì nghiện game

Nam thanh niên 22 tuổi nghiện game nhiều năm, mỗi ngày dành 10-12 tiếng để chơi. Khi mẹ khuyên bảo, ngăn cấm đã đánh mắng cả mẹ.

Nam thanh niên P.M.Q. (22 tuổi, ở Hà Nội) được người nhà đưa đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vì tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, ngủ ít và chơi game rất nhiều.

Vốn là sinh viên Khoa công nghệ sinh học của một trường đại học tại Hà Nội, nam sinh này đã phải dừng việc học vì nghiện game.

Nam sinh đại học phải nghỉ học vì nghiện game-1

Bác sĩ trò chuyện với một bệnh nhân bị rối loạn sức khỏe tâm thần do nghiện internet

Mẹ bệnh nhân cho biết năm con học lớp 7, thời điểm bố mẹ ly hôn, cũng là lúc Q. bắt đầu chơi game và có cảm giác được giải tỏa căng thẳng. Dần dần, Q. chơi cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày dành 10-12 tiếng để chơi game. Nhiều khi, nam thanh niên này bỏ bữa hoặc chỉ ăn uống qua loa như mì tôm hay nước tăng lực.

Thấy con trai quá ham mê game, người mẹ nhiều lần khuyên bảo, thậm chí tắt máy tính không cho Q. chơi game. Điều này khiến nam sinh cáu gắt, cãi cự và có lúc đánh cả mẹ.

Từ khi đỗ đại học, Q. chuyển lên ở trọ cùng các bạn nên người mẹ không giám sát và nhắc nhở được con như trước. Giáo viên ở trường thấy Q. có biểu hiện bất thường nên đã gọi điện báo cho gia đình. Sau đó mẹ Q. đã đưa con trai đến một bệnh viện tâm thần điều trị 2 đợt trong 9 tháng nhưng bệnh thuyên giảm rất chậm.

Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, bị mẹ thu máy tính, không cho chơi game online, Q. cáu gắt, chửi bới, trốn ra ngoài quán để có máy chơi game. Bệnh nhân ngủ kém, khoảng 2-3 tiếng/đêm, ăn uống kém.

Chiều 24-7, bác sĩ Nguyễn Thành Long, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại thời điểm nhập viện điều trị, bệnh nhân mắc hội chứng nghiện game online, rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn giấc ngủ.

Nam sinh đại học phải nghỉ học vì nghiện game-2

Bác sĩ cảnh báo nhiều hệ lụy từ việc nghiện game

Sau 2 tuần điều trị, Q. tỉnh táo, cảm xúc hành vi ổn định hơn, giảm thời gian dùng điện thoại, máy tính dưới 2 tiếng/ngày và được xuất viện điều trị ngoại trú. Dù vậy, theo bác sĩ Long, nguy cơ tái nghiện game online rất cao nếu gia đình không phối hợp tốt trong việc điều trị, tạo môi trường tốt cho bệnh nhân tránh xa internet, game online.

Bác sĩ Đặng Thị Hải Yến, Viện Sức khỏe tâm thần, cho biết sau COVID-19, tình trạng trẻ dùng điện thoại, máy tính nhiều hơn. Đây là điều kiện khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng nghiện game online. Theo thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần, có tới 43% bệnh nhân điều trị nội trú về nghiện internet, nghiện game online ở nhóm 10-24 tuổi.

Để phát hiện sớm trẻ nghiện game online, bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Phó phòng Sử dụng chất và Y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần, cho biết nếu trẻ chơi game 4 tiếng/ngày cha mẹ cần nghĩ đến vấn đề bệnh lý, nhất là khi con giảm các hoạt động khác như: Ít tương tác xã hội, ít hoặc không thể dục thể thao, sụt giảm kết quả học tập...

Với bệnh nghiện game online, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các liệu pháp hành vi, liệu pháp tâm lý và điện trị liệu sẽ giúp cải thiện tâm lý và hành vi của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân nghiện internet, game online thường kéo theo rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi… khiến việc điều trị phức tạp, kéo dài và khả năng tái nghiện cao.

Theo Người lao động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/suc-khoe/nam-sinh-dai-hoc-phai-nghi-hoc-vi-nghien-game-20230724173251362.htm

nghiện game


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.