Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày

Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.

Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.

BS Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trần (30 tuổi) tham gia trò bắn súng sơn với bạn bè. Khi một cơn mưa bất ngờ đổ xuống khiến anh ướt đẫm người và lấm lem bùn đất, anh đã cởi giày tất và đi chân trần trên đất. Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.

Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày-1

Khoảng 3, 4 ngày sau, triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Anh Trần bắt đầu tiêu chảy khoảng 20 - 30 lần/ngày. Nhưng nghĩ cơ thể khỏe mạnh nên anh không nhập viện mà xin nghỉ phép ở công ty. Cho đến ngày thứ 5, khi nhìn thấy trong phân có máu thì anh Trần mới hốt hoảng đến bệnh viện khám.

BS Trương Chấn Dung cho biết, kết quả khám cho thấy bệnh nhân có bạch cầu tăng cao 16.000ul (người bình thường chỉ khoảng 10.000 - 11.000ul), viêm dạ dày cấp. Cho dù tiêm kháng sinh nhưng bệnh nhân vẫn tiêu chảy 30 lần/ngày. Khi tiến hành nội soi, phát hiện có một vật thể di chuyển trong đường ruột. Sau khi gắp và xác định bệnh nhân nhiễm giun móc.

Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày-2

BS Trương Chấn Dung chia sẻ: "Đài Loan và các nước Đông Nam Á là nơi xảy ra tình trạng nhiễm giun móc khá phổ biến. Thông thường giun móc từ đất sẽ xâm nhập qua da bàn chân, dấu hiệu dễ nhận biết là lòng bàn chân của người bệnh nổi mẩn đỏ.

Do tôi đã điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm giun móc, nên tôi luôn nhắc nhở con trẻ không được đi chân trần trên đất, bãi cỏ. Giun đất xâm nhập qua da sẽ vào vòng tuần hoàn máu, phổi, cổ họng, đường ruột. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo lắng, khi tiếp xúc với thiên nhiên thì bạn chỉ cần mang giày dép và đừng đi chân trần là được".

Nhiễm giun móc là bệnh gì?

Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây nhiễm ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt có điều kiện vệ sinh kém. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người. Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột.

Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày-3

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?

Hầu hết những người bị nhiễm giun móc không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người bị ngứa hoặc nổi mẩn quanh vùng da mà ấu trùng xâm nhập. Khi ấu trùng vào phổi, bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như ho khan, thở khò khè, ho ra máu, sốt nhẹ. Nếu tình trạng viêm nặng, nó có thể gây ra chứng biếng ăn, tiêu chảy, thiếu máu, đau bụng...

Giun móc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, và người suy dinh dưỡng như thiếu máu hay thiếu hụt protein. Da, phổi, ruột non cũng bị nhiễm bệnh. Những biến chứng khác bao gồm mệt mỏi, vấn đề hô hấp, suy tim, nhịp tim bất thường.

Bạn nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng như:

- Vùng da bị ấu trùng xâm nhập có triệu chứng sưng tấy, viêm, rát, đỏ.

- Bị sốt, khó thở hoặc đau thắt ngực.

Theo Helino


nhiễm giun sán

ký sinh trùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.