Ngay cả khi còn trẻ, hãy làm ngay 3 điều sau để phòng tránh cái chết đột ngột

Lối sống ít vận động, cộng thêm bia rượu, thuốc lá, căng thẳng trong cuộc sống đang là những nguyên nhân khiến người trẻ bị đột quỵ nhiều hơn.

Lối sống ít vận động, cộng thêm bia rượu, thuốc lá, căng thẳng trong cuộc sống đang là những nguyên nhân khiến người trẻ bị đột quỵ nhiều hơn.

Ngay cả khi còn trẻ, hãy làm ngay 3 điều sau để phòng tránh cái chết đột ngột

Bệnh nguy hiểm

Theo bác sĩ Bùi Long – Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, mỗi năm cả nước ghi nhận 200.000 người bị đột quỵ và trong số đó có tới 50 % tử vong. Những bệnh nhân thoát chết thì thường để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Bác sĩ Long cho biết, ở người già triệu chứng của bệnh đột quỵ rõ ràng hơn, đa số liên quan tới xơ vữa động mạch, nhưng ở người trẻ bệnh đột quỵ ít được quan tâm hơn. Hậu quả sau đột quỵ về mặt sức khoẻ của bệnh nhân và hậu quả của xã hội rất lớn.

Người bệnh dù già hay trẻ đều sẽ mất khả năng hoạt động, tự chăm sóc bản thân, cần sự chăm sóc của người khác khiến chi phí về chăm sóc điều trị ngoài thuốc men cũng tăng lên.

Ngay cả khi còn trẻ, hãy làm ngay 3 điều sau để phòng tránh cái chết đột ngột - Ảnh 1.

Bác sĩ Bùi Long và đồng nghiệp đang can thiệp mạch cho 1 bệnh nhân xơ vữa động mạch não

Hậu quả của bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi, dù khả năng bình phục cao hơn người già nhưng bác sĩ Long chia sẻ vẫn rất nặng nề cho xã hội.

Người trẻ đang là trụ cột, kiếm sống cho bản thân, lao động chủ lực, khi bị đột không còn lao động mà kéo theo người khác phải chăm sóc mình khiến kinh tế của gia đình gặp khó khăn, không còn đóng góp cho xã hội.

Chính vì thế, bác sĩ Long cho biết đã đến lúc mọi người nhất là thế hệ trẻ cần phòng bệnh cho mình.

Việc phát hiện sớm, dự phòng đột quỵ ở người trẻ tuổi thì bất cứ ai nên "lắng nghe" sự thay đổi của cơ thể để đi khám sức khoẻ thường xuyên. Người trẻ đừng nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra ở người già mà có thể xảy ra ngay với cả chính mình.

Người trẻ có nhiều thói quen có hại như stress, rượu, thuốc lá, thay đổi thói quen sinh hoạt nên ngoài khám sức khoẻ tổng quát cần giáo dục người trẻ tuổi chế độ phòng bệnh từ sinh hoạt, ăn uống làm sao để cơ thể khoẻ, tránh nguy cơ về bệnh tim mạch.

Với những người hay đau đầu, bác sĩ Long khuyến cáo người đó cần khám chuyên khoa thần kinh sâu hơn để tìm nguyên nhân, xem hệ thống mạch máu não có vấn đề gì không vì một số người trẻ đột quỵ do có dị dạng mạch máu não.

Dị dạng động mạch não bệnh nhân thường không biết, cộng thêm bia rượu, hút thuốc lá gây giãn vỡ động mạch máu. Lúc đó, bệnh trên nền dị dạng mạch máu não có thể gây xuất huyết não bất cứ lúc nào.

Đối với phụ nữ, bác sĩ Long chú ý tỷ lệ đột quỵ ở phụ nữ cũng có liên quan đến phụ nữ dùng thuốc tránh thai quá nhiều.

Chị em phụ nữ cần cẩn thận bởi vì sử dụng thuốc tránh thai dưới những tác dụng của thuốc có thể liên quan đến co thắt mạch máu, rối loạn thành phần đông máu, hình thành cục máu đông gây tắc mạch.

Mỗi người cần sớm phát hiện triệu chứng ban đầu, dù chỉ thoáng qua như dấu hiệu tay chân tê. Đó có thể là dấu hiệu co thắt mạch máu, cơn thiếu máu thoáng qua là dấu hiệu gợi ý khả năng có cơn đột quỵ trong tương lai.

Ngay cả khi còn trẻ, hãy làm ngay 3 điều sau để phòng tránh cái chết đột ngột - Ảnh 2.

Hãy bắt đầu 3 biện pháp ngay hôm nay

Cách phòng tránh đột quỵ chính là loại bỏ các yếu tố từ nguyên nhân gây đột quỵ như các nguyên nhân chính từ yếu tố tinh thần, lối sống, vấn đề về bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Thứ nhất:

Về yếu tố tinh thần, với người trẻ nên làm sao có chế độ làm việc sinh hoạt thoải mái. Stress là một trong những yếu tố gây đột quỵ ở người trẻ, căng thẳng, mất ngủ khiến cơ thể sản sinh ra các yếu tố bất lợi gây co thắt mạch máu, gây rối loạn đông máu, gây đột quỵ có thể xuất huyết và tắc nghẽn mạch máu.

Mỗi người nên tạo lối sống lạc quan với công việc và cuộc sống gia đình. Tránh stress kéo dài.

Thứ hai:

Từ bỏ các thói quen có hại, người trẻ nhất là nam giới không tránh được rượu bia, thuốc lá thì cần hạn chế. Nếu không biết hút tốt nhất không hút bởi vì bản thân nicotin trong thuốc lá gây tổn hại mạch máu não, tim.

Uống rượu chút có thể tốt, gây hưng phấn có thể tránh trầm cảm nhưng uống quá nhiều trên 100ml rượu mạnh, 300ml rượu vang tạo các phản ứng phụ của rượu, gây ra các biến cố ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ăn uống giảm mặn.

Ngoài ra, cần thường xuyên luyện tập thể thao để giải phóng được năng lượng dư thừa, tim co bóp, mạch tuần hoàn tránh hiện tượng đông máu bất thường.

Thứ ba:

Bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể mà ta không biết. Mỗi người cần thường xuyên sàng lọc rối loạn đông máu. Làm các xét nghiệm sinh hoá xem mình có bị rối loạn chuyển hoá, mỡ máu cao vì mỡ máu cao gây xơ vữa động mạch làm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Phát hiện sớm tiểu đường vì người tiểu đường các biến chứng mạch máu xảy ra nhiều hơn.

Khi đi khám sức khoẻ cần khám tim mạch, kiểm tra huyết áp vì huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ.

Khi kiểm tra tổng quát sức khoẻ cũng nên siêu âm tim bởi ở người trẻ có thể có bệnh lý van tim, co bóp van tim có thể hình thành cục máu đông trong buồng tim khi tim co bóp đẩy cục máu đó vào tuần hoàn thì cục máu đông có thể gây tắc mạch.


Theo Trí Thức Trẻ


đột quỵ

thuốc lá

Rượu bia


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.