- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghe theo tin đồn dùng thuốc ký ninh (Chloroquine) chữa Covid-19: Nguy hiểm khó lường, coi chừng mất mạng
Bắt đầu từ cuối tuần trước, một cơn sốt nho nhỏ lùng mua chloroquine và hydroxychloroquine được đồn đại là để phòng và chữa Covid-19 đã khiến các bác sĩ và dược sĩ lo sốt vó.
Ngay tại Vũ Hán gần đây, một phụ nữ đã uống 1,8 gram thuốc chloroquine đặt mua trên mạng sau khi nghi ngờ mắc COVID-19, dẫn đến rối loạn nhịp tim ác tính, có thể gây đột tử. Bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu (Hãng tin Bloomberg ngày 20/03/2020 dẫn nguồn tin từ một tờ báo có trụ sở ở Thượng Hải).
FDA xác nhận chưa có phương pháp hay loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị hoặc dự phòng COVID-19
Hôm 19/02/2020, FDA thông báo chỉ đang "tạo điều kiện thuận lợi để phát triển phương pháp điều trị cho COVID-19", cũng như phối hợp với các trung tâm nghiên cứu để "khảo sát việc sử dụng chloroquine, xác định liệu xem thuốc có thể dùng để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến vừa hay không". Tóm lại, cloroquine hay một chất tương tự là hydroxychloroquine vẫn chưa được FDA phê duyệt trong điều trị hoặc dự phòng cho COVID-19, mà mọi thứ chỉ đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm in vitro và nghiên cứu lâm sàng.
Đó là vì một thuốc hay một phương tiện điều trị bệnh luôn cần một thời gian dài nghiên cứu (có thể đến 15-20 năm) để xác định hiệu quả, độ an toàn, liều lượng phù hợp,…trên mô hình động vật và người tình nguyện trước khi có thể được sử dụng đại trà. Trong một số ít trường hợp, khi nhu cầu điều trị bệnh là hết sức bức thiết như trong đại dịch COVID-19 này, một thuốc có thể được xem xét phê duyệt nhanh chóng hơn, tuy nhiên, vẫn phải chứng minh được độ an toàn và hiệu quả điều trị qua các nghiên cứu được xây dựng chặt chẽ và khoa học. Chloroquine và hydroxychloroquine là các thuốc đang được xem xét khẩn trương như vậy trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng lan rộng vượt mức kiểm soát.
Chloroquine và hydroxychloroquine dùng quá liều có thể gây tử vong, hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu
Chloroquine và hydroxychloroquine là các thuốc đã được sử dụng rộng rãi từ lâu trong điều trị và dự phòng sốt rét cũng như một số bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của con người như lupus ban đỏ hệ thống hay viêm khớp dạng thấp. Các bệnh lý kể trên đây đều là các bệnh nặng và dai dẳng, khó điều trị với các thuốc thông thường. Do vậy, mặc dù đã biết đến những độc tính của thuốc nhưng vẫn phải sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine để điều trị cho bệnh nhân, nhưng liều lượng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng giữa lợi và hại. Thuốc rất nguy hiểm khi dùng quá liều.
Cụ thể, trong điều trị lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, liều từ 20 mg/kg trở lên có thể gây độc; liều 30 mg/kg có thể gây tử vong trong 2-3 giờ sau khi uống thuốc. Nếu nó xảy ra ở cộng đồng sẽ rất nguy hiểm khi không kịp cấp cứu và hiện cũng chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
Thuốc cũng tích lũy nhiều ở gan, thận, phổi và mắt, có thể dẫn đến tác dụng phụ giảm thị lực và bệnh võng mạc, nguy cơ gây mù lòa.
Các báo cáo cho thấy tỷ lệ bệnh võng mạc do hydroxychloroquine có thể dao động trong khoảng từ 0,38%- 0,68% và mất đến vài tháng đến cả một năm mới thải trừ hết ra khỏi cơ thể.
Chloroquine cũng liên quan đến nhiều tác dụng phụ khác, từ nhẹ như đau đầu, ban da, ngứa, rối loạn tiêu hóa, đến nặng như tác dụng trên tâm thần (loạn thần, mê sảng, mất ngủ…), giảm thị lực và thính lực, suy tủy, giảm các dòng tế bào máu, độc tính trên tim mạch….
Trong thập niên 1960-1970, các khảo sát về việc sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine đã ghi nhận ít nhất 134 ca quá liều liên quan đến thuốc (bao gồm cả những trường hợp tự tử hoặc nghi ngờ tự tử); trong đó, hơn 3/4 số ca dẫn đến tử vong.
Một nghiên cứu dịch tễ học do Ball và cộng sự thực hiện ở Zimbabew năm 2002 cho thấy trong 544 trường hợp bệnh nhân ngộ độc do một loại thuốc được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, thì có hơn 53% trường hợp là do thuốc kháng sốt rét. Trong nhóm bệnh nhân ngộ độc do thuốc kháng sốt rét, ngộ độc do chloroquine chiếm đến 96,2% (279 ca), cao hơn rất nhiều so với ngộ độc do các thuốc khác (5,7% so với 0,7%).
Trong trường hợp của COVID-19, liều lượng thực sự có hiệu quả và an toàn của chloroquine và hydroxychloroquine vẫn chưa được xác định, do đó nguy cơ rất cao là người bệnh hoặc dùng quá liều gây độc tính hoặc ngược lại, dùng liều quá thấp, không có tác dụng gì.
Lời khuyên của dược sĩ
Thuốc là con dao hai lưỡi, vừa giúp điều trị bệnh, những đồng thời cũng có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do vậy, khẩn thiết khuyên các bạn chỉ sử dụng thuốc khi nó đã được cơ quan quản lý y tế hữu trách chấp thuận, và được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tùy tiện dùng thuốc chẳng những không khỏi bệnh, gây nguy hiểm cho người sử dụng, mà còn dẫn đến gia tăng nguy cơ phát triển đề kháng thuốc trong cộng đồng. Bệnh COVID-19 dù thật sự nguy hiểm, nhưng vẫn chưa nguy hiểm bằng các thông tin không chính xác đang tràn lan.
Theo Báo dân sinh
-
Sức khỏe39 phút trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe53 phút trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe3 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.