Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể sẽ bị điếc chỉ vì... xì mũi

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, việc xì mũi nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Khi xì mũi sai cách, bạn có thể bị chảy máu mũi, viêm tai giữa...

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, việc xì mũi nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Khi xì mũi sai cách, bạn có thể bị chảy máu mũi, viêm tai giữa...

Xì mũi là thói quen của rất nhiều người để làm thông thoáng mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng hành động tưởng chừng đơn giản này cũng có những hệ lụy đi kèm nếu bạn thực hiện không đúng cách. Nếu bạn xì mũi quá mạnh, mũi của bạn có thể bị tổn thương tức thì, chưa kể hệ lụy đi kèm cho những vùng bộ phận liên quan trong nhóm tai - mũi - họng.

Những hệ lụy đáng sợ khi xì mũi không đúng cách được giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo là:

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể sẽ bị điếc chỉ vì... xì mũi-1
Xì mũi là thói quen của rất nhiều người để làm thông thoáng mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Xì mũi quá mạnh có thể gây vỡ mạch máu, chảy máu mũi ồ ạt

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương), khi bị viêm mũi, mũi xuất hiện dịch nhầy, chúng ta đều muốn xì mũi để đưa chất nhầy ra ngoài. Đây là hành động hết sức bình thường nhưng không phải ai cũng biết cách xì mũi.

"Lực khi xì mũi rất mạnh, có thể lên tới 200 mmHg. Trong khi lưới mạch máu nuôi mũi rất phong phú. Nếu xì mũi quá mạnh sẽ làm tổn thương mạch máu ở mũi, làm giãn rộng mạch máu, tạo áp lực gây vỡ mạch máu. Khi vỡ mạch máu, bạn dễ dàng bị chảy máu mũi không ngừng", chuyên gia nhận định.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể sẽ bị điếc chỉ vì... xì mũi-2
Nếu xì mũi quá mạnh sẽ làm tổn thương mạch máu ở mũi, làm giãn rộng mạch máu, tạo áp lực gây vỡ mạch máu.

Xì mũi quá mạnh có thể khiến bạn bị điếc tai

Xuất phát từ hành động xì mũi quá mạnh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cũng nhận định, điều này thực sự không tốt cho tai. Khi xì mũi quá mạnh kết hợp xì 2 bên mũi cùng lúc, dịch nhầy không ra mà còn bắn ngược vào trong, vi khuẩn xâm nhập lên cả vùng tai, làm viêm tắc vòi nhĩ dẫn đến viêm tai.

Theo chuyên gia, thông thường xì mũi mạnh để tống toàn bộ chất nhầy trong mũi ra ngoài thường khiến bạn bị ù tai ngay lập tức. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài ngày, tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay để điều trị kịp thời. Đây chính là hệ lụy ban đầu của hành động xì mũi sai cách, là biểu hiện đầu tiên của suy giảm thính lực. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị điếc tai vĩnh viễn.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể sẽ bị điếc chỉ vì... xì mũi-3
Khi xì mũi quá mạnh kết hợp xì 2 bên mũi cùng lúc, dịch nhầy không ra mà còn bắn ngược vào trong, vi khuẩn xâm nhập lên cả vùng tai, làm viêm tắc vòi nhĩ dẫn đến viêm tai.

Ngoài ra, xì mũi với áp lực quá mạnh sẽ ép không khí vào vùng ống kết nối tai với mắt và gây đau cho cả vùng tai, mắt của bạn.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh đặc biệt khuyến cáo đối tượng người trung tuổi thường có thói quen xì mũi, hít, hắt xì hơi mạnh có thể gây trở ngại cho các dây thần kinh thính giác, dẫn đến nguy cơ bị điếc dễ dàng hơn.

Vậy, đâu mới là cách xì mũi đúng chuẩn?

Theo chuyên gia, để thực hiện xì mũi đúng cách, bạn nên:

- Xì mũi từng bên. Cụ thể là bịt một bên mũi, há miệng, xì mũi làm sạch bên không bịt, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại.

- Nên nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi để làm loãng dịch nhầy rồi nhẹ nhàng xì mũi theo hướng dẫn trên sẽ giúp phòng tránh tối đa chấn thương gặp phải.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể sẽ bị điếc chỉ vì... xì mũi-4Để thực hiện xì mũi đúng cách, bạn nên xì mũi từng bên.

 - Không xì mũi ra tay vì rất mất vệ sinh, nếu tiếp tục cầm nắm đồ dùng có thể dẫn đến nguy cơ lây lan vi khuẩn, gây bệnh cho người xung quanh. Nên sử dụng khăn giấy, khăn... 

- Khi bị sổ mũi không nên xì mạnh mà nên có khăn giấy, khăn đỡ để giảm áp lực từ xoang mũi đến tai. 

- Không cố gắng dùng mọi sức lực để xì mũi trong hoàn cảnh bị ngạt mũi không thể xì mũi như bình thường, nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý đúng đắn nhất.

Theo Helino


bệnh điếc

viêm tai giữa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.