Ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm dễ bị bệnh trầm cảm

Các chuyên gia cho hay, việc ngủ ít sẽ khiến não bộ giảm khả năng giải quyết các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực so với người có được giấc ngủ đầy đủ.

Các chuyên gia cho hay, việc ngủ ít sẽ khiến não bộ giảm khả năng giải quyết các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực so với người có được giấc ngủ đầy đủ.

Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Binghamton, New York, Hoa Kỳ, việc ngủ ít hơn 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm có liên quan tới việc bị ám ảnh bởi các suy nghĩ xấu, chúng lặp đi lặp lại tạo nên sự lo lắng và bế tắc.

Các chuyên gia cho hay, việc ngủ ít sẽ khiến não bộ giảm khả năng giải quyết các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực so với người có được giấc ngủ đầy đủ.

Giáo sư về Tâm lý học Meredith Coles và cựu sinh viên Jacob Nota là những người thực hiện nghiên cứu này. Theo đó, họ phát hiện ra rằng, giấc ngủ bị gián đoạn, hay  mất ngủ là nguyên nhân khiến con người chỉ chú ý đến những thông tin xấu.

“Chúng tôi nhận thấy những đối tượng trong nghiên cứu này không thể bỏ qua những kích thích, những thông tin xấu khi họ ngủ không đủ giấc, hoặc ngủ quá ít, giấc ngủ chập chờn”.

Tuy vậy, nhiều người vẫn kiểm soát được việc đang hình thành suy nghĩ xấu khi không ngủ đúng giờ, đủ giấc, nhưng đại đa số lại phó mặc.

Cũng theo Giáo sư Coles, những ý nghĩ không tốt khiến mọi người dễ bị tổn thương, gặp các vấn đề rối loạn tâm lý như lo lắng thái quá hoặc trầm cảm.

Kết quả hình ảnh cho giấc ngủ

Ngủ thiếu giấc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ảnh minh hoạ.

Song song với nghiên cứu của Giáo sư Coles, các nhà nghiên cứu của trường đại học Oxford, Cambridge, Harvard, Manchester và Surrey đã chỉ ra những bằng chứng cho thấy hiện nay hầu hết mọi người đều trong tình trạng thiếu ngủ 2 giờ đồng hồ mỗi đêm và sức khoẻ của chúng ta đang ngày một xấu đi vì không ngủ đủ giấc.

Theo giáo sư Russell Foster của Đại học Oxford, người đã tham gia nghiên cứu, cho biết: “Không ngủ đủ giấc sẽ làm chúng ta tăng nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, bệnh đái tháo đường loại 2 và bệnh béo phì”.

Neil Stanley, chuyên gia tư vấn về giấc ngủ, cho biết: “Trong hơn một triệu năm tiến hóa, nhu cầu giấc ngủ của chúng ta vẫn không hề thay đổi”.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, màn hình không phải là thủ phạm duy nhất – bóng đèn huỳnh quang sinh thái hoặc đèn LED phát ra nhiều ánh sáng màu xanh hơn bóng đèn trường học cũ.

Những ánh sáng nhân tạo như bóng đèn hay đèn LED có ảnh hưởng rất lớn đến đồng hồ sinh học của chúng ta.

Ánh sáng ban ngày và bóng tối có liên kết chặt chẽ với đồng hồ sinh học của chúng ta, chúng điều chỉnh việc tái tạo tế bào, hoạt động của sóng não, sản xuất hormone và điều chỉnh lượng glucose và insulin. Chính vì vậy, để giữ gìn sức khoẻ, chúng ta vẫn nên ngủ đúng giờ như tổ tiên của chúng ta – đi ngủ vào lúc mặt trời lặn và thức dậy vào lúc mặt trời mọc.

Theo Blogsuckhoe


Mất ngủ

trầm cảm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.