- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người bệnh gan nào đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19?
Ngày 10/8, Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19". Tuy nhiên, áp dụng trên những người mắc bệnh gan cụ thể như thế nào là điều rất nhiều người bệnh và cả nhân viên y tế quan tâm.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19", áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước. Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/8 và bãi bỏ các văn bản số 2995/QĐ-BYT; số 3445/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Hiện nay, nhiều người mắc bệnh gan như viêm gan vi rút B , C và các bệnh gan do căn nguyên khác đang có những băn khoăn lo lắng về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 như: Tình trạng bệnh như thế nào là đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19? Như thế nào là nên trì hoãn tiêm? Tiêm vaccine có ảnh hưởng gì tới việc đang điều trị hay không?...
Trước hết, chúng ta phải khẳng định rằng, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho người dân là việc làm cần thiết trong tình hình hình dịch COVID-19 hiện nay. Căn cứ theo hướng dẫn, người mắc bệnh gan có thể được phân loại đối với tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 như sau:
- Những trường hợp trì hoãn tiêm chủng
- Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng
- Những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng
Bệnh gan có nhiều thể và tình trạng bệnh khác nhau nên cần được quan tâm khi sàng lọc người tiêm vaccine COVID-19
Những người mắc bệnh gan cấp tính, viêm gan mạn tính tiến triển có biểu hiện lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt,… và hoặc xét nghiệm men gan tăng cao,…thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Các trường hơp ung thư giai đoạn cuối (ung thư gan) và xơ gan mất bù, suy gan có biểu hiện lâm sàng, có rối loạn chức năng đông máu như tiểu cầu giảm, tỷ lệ prothrombin giảm thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Những người mắc bệnh gan cấp tính, mạn tính bao gồm viêm gan virus B, C, xơ gan còn bù điều trị ổn định và bệnh viêm gan virus B mạn tính không hoạt động, chưa có chỉ định điều trị thuộc đối tượng được tiêm chủng.
Người bệnh gan đã và đang điều trị ổn định có nghĩa là lâm sàng bình thường, men gan không tăng cao, không có biểu hiện xơ gan mất bù.
Những trường hợp đủ điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19
Theo hướng dẫn, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là : Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine đủ điều kiện tiêm chủng vaccine COVID-19.
Có nhiều trường hợp viêm gan B mạn tính chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B bao gồm cả các trường hợp có tải lượng HBV DNA cao nhưng men gan dưới 2 lần bình thường thuộc đối tượng được tiêm chủng
Những trường hợp viêm gan virus C mạn tính đã điều trị khỏi, hoặc đang điều trị thuốc kháng virus trực tiếp hoặc chưa điều trị nhưng men gan không tăng cao thuộc đối tượng được tiêm chủng.
Cần sàng lọc chính xác trước khi tiêm vaccine COVID-19 để tránh bỏ sót đối tượng cần tiêm
Lời khuyên với người mắc bệnh gan trong dịch COVID-19
Người bệnh được chẩn đoán viêm gan B không hoạt động chưa cần điều trị và người bệnh viêm gan virus B, C đang điều trị, nhất là viêm gan B ổn định cần nắm rõ tình trạng bệnh tật của mình, phương pháp đang điều trị hiện tại và có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của mình về thông tin tình trạng bệnh, về khả năng tiêm vaccine COVID-19 trước khi đi tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19, nếu cần.
Khi đến điểm tiêm chủng, cần thông báo với cơ sở tiêm chủng về tình hình bệnh viêm gan trước tiêm, tốt nhất là mang theo sổ khám bệnh của bác sĩ khi đi tiêm chủng.
Người mắc bệnh viêm gan sau khi khám sàng lọc nếu đủ điều kiện tiêm chủng thì các lưu ý được hướng dẫn sau tiêm chủng giống như tất cả các trường hợp được tiêm chủng không mắc bệnh gan.
Một điều lưu ý quan trọng nữa đối với người bệnh đang điều trị viêm gan B,C trong hoàn cảnh dịch COVID-19 bùng phát này là:
Ngoài việc cần phải tiêm chủng vaccine thì các bạn cần phải tiếp tục uống thuốc đầy đủ. Không được ngừng thuốc trước và sau tiêm, vì việc tiêm chủng vaccine không ảnh hưởng đến việc điều trị hay chưa điều trị.
Nếu ngừng thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bùng phát viêm gan, kháng thuốc, biến chứng xơ gan, ung thư gan). Nếu trong khu vực phòng tỏa không đến khám được tại cơ sở y tế đang theo dõi điều trị hãy mang theo đơn thuốc đến hiệu thuốc để mua thuốc hoặc gọi điện tư vấn bác sĩ điều trị.
Theo SKĐS
-
Sức khỏe39 phút trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe13 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTỏi ngâm mật ong là hỗn hợp tốt cho sức khoẻ, vậy tỏi ngâm mật ong chữa được những bệnh gì?
-
Sức khỏe2 ngày trướcNước táo đỏ có nhiều tác dụng với sức khoẻ, đây cũng là vị thuốc quen thuộc trong đông y.