Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất

Người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung loại sữa chua thích hơp vào chế độ ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tăng đề kháng, tiêu hóa tốt... và kháng viêm.

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua có tốt không?

Sữa chua là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp giảm viêm. Những người bệnh tiểu đường tuýp hai thường có mức độ viêm nhiễm cao, nếu viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể ăn sữa chua trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua cần biết điều này để kiểm soát đường huyết tốt nhất-1Ảnh minh họa

Công dụng của sữa chua với người bệnh tiểu đường

Giúp giảm mức độ kháng Insulin

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các thành phần Protein, Canxi, Vitamin và vi khuẩn lên men Lactose trong sữa chua có tác động trực tiếp lên chức năng bài tiết của tuyến tụy và giảm tình trạng kháng Insulin. Điều này rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường có tình trạng kháng Insulin như tiểu đường type 2.

Giúp kiểm soát đường huyết 

Sữa chua giàu Protein và Carbs chất lượng cao nhưng lại là thực phẩm tiêu hoá chậm, do đó ít làm tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, các lợi khuẩn Probiotics trong sữa chua không chỉ giúp tiêu hoá tốt hơn mà còn được chứng minh giúp làm giảm đáng kể mức HbA1c, giảm lượng đường trong máu.

Hỗ trợ giảm cân 

Sữa chua là một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt. Lượng Canxi dồi dào trong sữa chua có thể làm giảm sự phát triển của tế bào mỡ. Protein của sữa chua còn giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy trao đổi chất mạnh hơn, từ đó giúp tăng giảm mỡ thừa và duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân.

Ngoài ra, sữa chua còn đem lại nhiều lợi ích khác đối với người bệnh tiểu đường như: Cải thiện tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường đề kháng: giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị biến chứng nhiễm trùng, viêm dây thần kinh, viêm loét bàn chân,…

Sữa chua nào tốt cho người bệnh tiểu đường?

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống lành mạnh. Loại sữa chua thích hợp nhất là các chế phẩm sinh học như sữa chua Hy Lạp (gấp đôi lượng protein sữa chua thông thường), sữa chua hữu cơ, sữa chua không đường lactose, sữa chua thuần chay làm từ sữa các loại hạt (đậu nành, hạnh nhân, hạt điều).

Người bệnh có thể cân nhắc các sản phẩm sữa chua không hương vị và không có chất béo hoặc ít chất béo. Bạn có thể ăn sữa chua kèm với trái cây tươi, các loại hạt, granola (hỗn hợp gồm các loại hạt dinh dưỡng, trái cây khô, yến mạch...).

Người bệnh tiểu đường ăn bao nhiêu sữa chua là đủ?

Với tải lượng đường huyết (GL) nằm ở mức thấp, người bệnh tiểu đường có thể được phép ăn 200 – 500g sữa chua / lần mà không cần phải lo sợ rủi ro đường huyết tăng cao.

Tuy nhiên, giới hạn an toàn khi tiêu thụ sữa chua ở mỗi người là không giống nhau bởi mỗi cơ thể đều có cách phản ứng riêng biệt đối với việc tiêu hóa thực phẩm.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 200g sữa chua. Và điều quan trọng là người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Thời điểm tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua

Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa/ngày và có thể sử dụng sữa chua như một bữa ăn phụ. Thời điểm vàng để ăn sữa chua chính là sau các bữa chính từ 1 - 2 giờ. Đây là thời điểm các lợi khuẩn có trong sữa chua hoạt động mạnh mẽ nhất, và hỗ trợ đường ruột hiệu quả nhất.

Theo Gia Đình & Xã Hội

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-tieu-duong-an-sua-chua-can-biet-dieu-nay-de-kiem-soat-duong-huyet-tot-nhat-172240930160606457.htm

hệ tiêu hóa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.