- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đàn ông 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng thừa nhận thường xuyên làm việc này
Do tính chất công việc, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng thừa nhận từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.
Người đàn ông mắc ung thư đại trực tràng có thói quen thường xuyên nhịn đại tiện
Vừa qua, bác sĩ Chen Rongjian người Đài Loan (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân 50 tuổi bị ung thư đại trực tràng.
Được biết, do tính chất công việc, người đàn ông này từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.
Khi bước sang tuổi 30, 40, thần kinh tự chủ của ông ta đã quen với thói quen này và khiến ông ta rất khó để đi đại tiện, thậm chí có khi ngồi trong nhà vệ sinh cả 1 tiếng đồng hồ mà cũng không thể đi ngoài được.
Ảnh minh họa
Để giải quyết nhu cầu cá nhân của mình, anh thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng, thụt tháo nhưng chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Gần đây, do bị chướng bụng và cảm thấy có gì đó không ổn nên đến viện khám. Sau khi nội soi và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận anh bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.
Tiến sĩ Chen trích dẫn nghiên cứu quốc tế và chỉ ra rằng việc nhịn đại tiện trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. "Việc giữ lại phân sẽ khiến môi trường ruột già trở thành môi trường lên men không lành mạnh, dễ dẫn đến hình thành vết thương trên niêm mạc". Ông cũng nhắc nhở rằng khi không tiện đi vệ sinh bên ngoài, "thỉnh thoảng nhịn đại tiện cũng được, nhưng không được trở thành thói quen thường xuyên".
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nhịn đại tiện
Thông thường cảm giác buồn đại tiện xuất hiện sau lúc bạn ăn hoặc uống cà phê bởi cà phê có tác dụng kích thích đường ruột.
Việc nhịn đại tiện nghĩa là bạn phải thắt chặt cơ vòng. Nhịn trong 2 tiếng, bạn sẽ nhận thấy áp lực ở ổ bụng. Sau 6 giờ, cơ thể bắt đầu tác động đến phân và điều này không hề tốt. Bạn có thể mất cảm giác buồn đại tiện, không phải vì chỗ chất thải biến mất mà bởi bạn đang dần bị táo bón.
Sau 12 giờ, bụng căng lên do áp lực và không thể phẳng lại dù bạn cố giữ. Càng ở lâu bên trong cơ thể, phân lại càng cứng, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Để tránh mọi hậu quả không mong muốn, bác sĩ Sonpal khuyến cáo đi vệ sinh ngay khi cơ thể báo hiệu hoặc muộn nhất là 1-2 tiếng.
Người đàn ông 50 tuổi mắc ung thư đại trực tràng thừa nhận thường xuyên làm việc này - Ảnh 3.
Ảnh minh họa
Gây táo bón
Ruột già có khả năng hấp thụ nước từ phân. Khi nhịn đi đại tiện, phân sẽ nằm lâu hơn trong ruột và được hấp thụ nước nhiều hơn. Tình trạng này sẽ khiến phân khô và dẫn đến táo bón.
Gây bệnh trĩ
Khi phân khô cứng và khó tống ra ngoài thì sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn. Áp lực này đến từ việc ngồi quá lâu và cố rặn quá mạnh. Các tĩnh mạch chịu áp lực thời gian dài sẽ bị viêm và gây bệnh trĩ. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh là gây khó chịu hậu môn, đau ngứa, thậm chí chảy máu hậu môn.
Gây viêm đường tiết niệu
Đại tràng, hay còn gọi là ruột già, và bàng quang đều nằm gần nhau trong cơ thể, có các dây thần kinh kết nối với nhau. Nhịn đi đại tiện quá lâu sẽ khiến ruột già bị đầy và chèn ép bàng quang, dẫn đến cảm giác mắc tiểu dù có thể bàng quang chưa thực sự đầy.
Ngoài ra, có quá nhiều phân trong ruột già cũng sẽ tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nguy cơ sa trực tràng
Nhịn đại tiện lâu ngày có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sa trực tràng. Theo nguyên lý, khi phân được tích tụ đủ ở trong ruột sẽ tạo phản ứng kích thích đến não bộ gây ra cảm giác buồn đi đại tiện. Nhưng nếu bạn nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài, trực tràng sẽ không còn bị kích thích như trước nữa và dần dần bị sa ra ngoài (hiện tượng này gần giống với bệnh trĩ).
Tăng nguy cơ ung thư ruột
Phân không được đào thải đồng nghĩa với các độc tố trong cơ thể bị giữ lại, thậm chí là bị hấp thụ vào cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, miễn dịch kém. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ và ung thư đường ruột, ung thư đại trực tràng ở những người cố nhịn đi đại tiện.
Xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học để phòng bệnh
.Ảnh minh họa
- Bạn nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi, các loại hạt. Ăn thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, bơ,...
- Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ để kích thích nhu động ruột.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng, các chất kích thích như cà phê, nước trà, bia, rượu.
- Mỗi ngày uống đủ nước khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Nên uống nước ấm sau khi thức dậy và khi đói bụng.
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga,...
- Mỗi ngày ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày. Tập thói quen không thức khuya, đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm.
- Tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện quá lâu.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Sức khỏe13 giờ trướcTrong cơn say sau cuộc nhậu, nam thanh niên đưa “cậu nhỏ” của mình vào vòng bị bạc đạn kim loại để tìm cảm giác lạ khiến dương vật bị kẹt trong vòng bạc đạn, nạn nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCá là loại thực phẩm ngon, bổ được nhiều người yêu thích, nhưng có một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì chứa thuỷ ngân gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNgoài chạy bộ thì đạp xe đạp hàng ngày cũng là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, dưới đây là tác dụng của việc đạp xe đạp hàng ngày.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMột người đàn ông ở Hà Nội đã phải đối mặt với cú sốc lớn khi phát hiện mình mắc cùng lúc hai bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĐi bộ để giảm cân là hoạt động được nhiều người lựa chọn, vậy nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm cân?
-
Sức khỏe16 giờ trướcCó nhiều gia vị quen thuộc luôn được các đầu bếp nêm nếm vào thức ăn như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcSữa nghệ, còn được gọi là “sữa vàng”. Đồ uống này là sự kết hợp sữa với bột nghệ và các loại gia vị khác như hạt tiêu đen và gừng. Sữa nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe, là lựa chọn hữu ích cho ai mong muốn cải thiện sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe19 giờ trướcViệc hít thở đúng cách khi sẽ làm tăng hiệu suất của việc chạy bộ nhưng đôi khi chúng ta có thể thở quá nhanh, nín thở trong thời gian dài hoặc thở hổn hển.
-
Sức khỏe19 giờ trướcMùa thu là mùa của rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta không nên bỏ qua.
-
Sức khỏe20 giờ trướcDù đã cuối mùa mưa nhưng số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM liên tục tăng trong 1-2 tuần qua, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc, phải truyền chế phẩm máu, hỗ trợ hô hấp.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐi bộ là hoạt động thể dục thể thao được nhiều người yêu thích, nhưng những người mắc bệnh này không nên đi bộ.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCủ sen, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, giòn ngọt mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, củ sen được xem là “nhân sâm nước" cho sức khỏe vàng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcGiao mùa là thời điểm cơ thể dễ bị suy yếu và mắc bệnh do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTrong Đông y hoa bí ngô không chỉ là thực phẩm ngon miệng giàu dinh dưỡng mà còn tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.