- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đàn ông Hà Nội nguy kịch vì cúm, bác sĩ chỉ cách phân biệt với cảm lạnh
Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
Bệnh nhân nam T.V.L (78 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chuyển từ cơ sở y tế khác tới Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, khó thở tăng dần trên tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A.
Bệnh nhân tiến triển nhanh sang suy hô hấp, phải mở nội khí quản, thở máy và điều trị tích cực.
Trung tâm này hiện điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Bác sĩ Cường thăm khám cho bệnh nhân cúm. Ảnh: BVCC.
Phó giáo sư Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh cúm mùa đã có từ rất lâu ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và virus cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm với hàng trăm triệu người mắc và có thể cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Riêng cúm gia cầm A/H5N1 được ghi nhận với tỷ lệ tử vong rất cao nhưng ít lây truyền từ người sang người.
Người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt thì các biểu hiện cúm thường nhẹ gồm sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt. Nếu được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường, người bệnh sẽ tự khỏi và không phải nhập viện.
Với những người có hệ miễn dịch yếu, mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.
Theo Phó giáo sư Cường, chúng ta cần phân biệt rõ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Cảm lạnh (cold) là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi nhẹ vài ngày tự khỏi. Trong khi đó, cúm (flu) là bệnh do virus cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,... và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị.
Thuốc kháng virus điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Bệnh cúm mùa hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm vắc xin. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh môi trường như tránh không khí ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vệ sinh bề mặt, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
So sánh triệu chứng cảm lạnh và cúm
Theo Vietnamnet
-
Sức khỏe4 giờ trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe6 giờ trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe10 giờ trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe10 giờ trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe14 giờ trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy não người trung bình có thể chứa một thìa vi nhựa, khoảng 7g.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiễm cúm A nguy hiểm thế nào là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng tìm hiểu về bệnh cúm A trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBắp cải là loại rau phổ biến trong mùa đông và tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn nhiều bắp cải sẽ gây ra một số rủi ro với sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTừ xa xưa, kỷ tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Ngày nay, với những nghiên cứu khoa học hiện đại, người ta đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời mà kỷ tử mang lại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiới chức Ấn Độ đang điều tra căn bệnh bí ẩn gây tổn thương não và hệ thần kích đã cướp đi sinh mạng của 17 người, trong đó có 13 trẻ em.