Người đàn ông nổi "mụn cứng" trên tay, ngứa ngáy suốt 2 năm trời nhưng không ngờ rằng mình đã bị nhiễm virus HPV

Chủ quan nghĩ rằng nốt mụn này chỉ là bệnh ngoài da, anh Trương không tin được rằng mình lại nhiễm phải loại virus nguy hiểm tới vậy.

Anh Trương là một tài xế xe tải năm nay đã 43 tuổi. Vốn là một người đàn ông trung thực, chịu khó làm việc nên anh Trương thường ít khi nghỉ làm. Dù công việc vất vả nhưng anh Trương vẫn cố gắng kiên trì để gia đình có một cuộc sống đầy đủ, ấm no.

Người đàn ông nổi mụn cứng trên tay, ngứa ngáy suốt 2 năm trời nhưng không ngờ rằng mình đã bị nhiễm virus HPV-1

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi trở về nhà anh Trương thường lăn ra ngủ. Vợ anh nhìn thấy vậy rất xót xa và thương chồng mình. Hai năm trước, anh Trương bỗng thấy trên ngón tay của mình xuất hiện một nốt "mụn cứng". Điều đáng lo là nốt mụn này mãi không xẹp xuống, lâu lâu lại rất ngứa nên vợ anh Trương khuyên chồng mình nên tới bệnh viện khám. Nhưng anh Trương lại chủ quan bỏ qua lời nói của vợ và nghĩ mình chả có bệnh gì cả nên không tới bệnh viện.

Người đàn ông nổi mụn cứng trên tay, ngứa ngáy suốt 2 năm trời nhưng không ngờ rằng mình đã bị nhiễm virus HPV-2

Mãi tới năm nay, vì tình hình dịch bệnh căng thẳng nên công việc của anh Trương cũng rảnh rỗi hơn. Anh quyết định đi cùng vợ tới bệnh viện kiểm tra nốt mụn trên tay. Ban đầu, anh Trương nghĩ mình chỉ bị bệnh ngoài da nào đó, nhưng không ngờ bác sĩ thông báo anh đã nhiễm virus HPV. Anh Trương khá bối rối và vội trấn an vợ là mình hoàn toàn chung thủy, không hiểu làm sao lại có thể nhiễm loại virus này được.

Sau khi bác sĩ phân tích, hóa ra anh Trương vì quá bận rộn trong công việc nên không được nghỉ ngơi đầy đủ. Lâu ngày, khả năng miễn dịch sẽ bị suy yếu và từ đó dễ làm virus HPV xâm nhập vào cơ thể.

Cả nam và nữ nếu muốn tránh xa virus HPV thì phải thực hiện 2 điều sau

1. Tự cải thiện khả năng miễn dịch

Nếu khả năng miễn dịch của một người càng thấp thì nguy cơ lây nhiễm virus HPV càng lớn. Vì vậy, cả nam và nữ đều phải chủ động tìm cách nâng cao khả năng miễn dịch của mình. Trước hết, bạn nên tập thể dục thường xuyên để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó đẩy nhanh vi rút HPV chuyển sang âm tính. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung nhiều selen, bởi selen có thể tăng cường khả năng thực bào và giảm cơ hội lây nhiễm virus HPV.

Người đàn ông nổi mụn cứng trên tay, ngứa ngáy suốt 2 năm trời nhưng không ngờ rằng mình đã bị nhiễm virus HPV-3

2. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Đặc biệt đối với các bạn nữ, nên làm xét nghiệm HPV và TCT từ 2 - 3 năm một lần để giúp nắm rõ tình hình cổ tử cung và có hướng can thiệp kịp thời nếu gặp vấn đề.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-noi-mun-cung-tren-tay-ngua-ngay-suot-2-nam-troi-nhung-khong-ngo-rang-minh-da-bi-nhiem-virus-hpv-162222601000013436.htm

virus HPV


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.