- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người dân săn lùng 'thuốc xanh, thuốc đỏ' trị COVID-19: Có tốt như lời đồn?
Hiện nay xuất hiện tình trạng người dân tự mua thuốc phòng, điều trị COVID-19 và tự điều trị theo các kiến thức truyền miệng hoặc "bác sĩ Google".
Mới đây trên Facebook tick xanh của PGS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ một số quan điểm đối với việc người dân không tiếc tiền lùng sục một số loại thuốc ngoại không rõ nguồn gốc với niềm tin sẽ trị được COVID-19 một cách dễ dàng. Ông cũng chia sẻ lại bài viết của Dược sĩ Hà Quang Tuyến - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để cảnh báo người dân.
Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, nhiều cá nhân đã rao bán các mặt hàng thuốc điều trị virus "xách tay" từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam như Arbidol thành phần là Umifenovir, Areplivir thành phần là Favipiravir. Các thuốc này được quảng cáo có khả năng phòng chống lây nhiễm và điều trị hiệu quả COVID-19.
Thuốc Areplivir thành phần là Favipiravir
Các thuốc "xách tay" này còn được rao bán trực tiếp trên các hội nhóm, trang cá nhân trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Shopee,… nên người dân rất dễ tiếp cận và tìm mua trong khi nguồn gốc xuất xứ và tác dụng không rõ ràng.
"Thuốc xanh, thuốc đỏ" có tốt như lời quảng cáo?
Arbidol (Umifenovir) là thuốc kháng virus phổ rộng được cấp phép sử dụng để dự phòng và điều trị cúm mùa tại Trung Quốc và Nga từ năm 2006. Thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy thuốc Arbidol có hoạt tính kháng virus đối với một số virus đường hô hấp ở người như virus cúm A, B, C, adenovirus, rhinovirus,….
Tại Trung Quốc, Umifenovir được thử nghiệm trên bệnh nhân COVID-19 ngay giai đoạn đầu bùng phát dịch. Tuy nhiên kết quả về hiệu quả của Umifenovir đối với COVID-19 là không đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả và an toàn của Arbidol (Umifenovir) trên bệnh nhân COVID-19 đã được thực hiện bởi B. Amani và các cộng sự dựa trên các dữ liệu nghiên cứu trên Pubmed, Cochrane, Embase và medRixv.
Hiện nay, thuốc Arbidol và Areplivir đều chưa được cấp phép lưu hành và nhập khẩu chính thức tại Việt Nam. Các sản phẩm do các trang mạng xã hội, các nhóm các diễn đàn bán đều là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng.
Tổng quan đã cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giữa việc dùng Arbidol và không dùng Arbidol ở bệnh nhân COVID-19. Sử dụng Arbidol có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ hơn với RR: 2.24; 95% CI: 1.06–4.73. Các tác dụng phụ hay gặp phải khi sử dụng Arbidol như là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn.
Thuốc Arbidol thành phần là Umifenovir.
Umifenovir cũng như nhiều thuốc khác: Hydroxycloroquin, Ribavirin, Sofosbuvir, Lopinavir… cũng chỉ là một trong số các thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn đầu của đại dịch để tìm hướng tiếp cận điều trị COVID-19 trên thế giới. Nhiều nghiên cứu hiện cũng tạm dừng do hiệu quả không cao hoặc nguy cơ, tác dụng không mong muốn lớn hơn nhiều so với hiệu quả.
Có nên sử dụng "Thuốc xanh, thuốc đỏ" hay không?
Mỗi thuốc kháng virus chỉ có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân COVID-19 nhất định. Do vậy việc dùng các thuốc kháng virus này cần đúng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các thuốc trị COVID-19 này cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ để tránh xảy ra các rủi ro có thể xảy ra.
Tại Việt Nam, quy trình cấp phép thuốc rất chặt chẽ, vì thuốc là một mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khỏe của con người, cả trước mắt và lâu dài. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tác dụng, hiệu quả của thuốc đối với nhân dân khi sử dụng.
Tôi tin rằng, nếu sản phẩm này thực sự có chất lượng, tác dụng thì Bộ Y tế đã liên hệ để đưa thuốc về theo đường ngoại giao, đường chính thức để cho nhân dân sử dụng, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Chúng ta đã từng lên án thuốc ung thư giả một cách gay gắt, nhưng bây giờ tại sao chúng ta sẵn sàng thỏa hiệp về việc sử dụng các mặt hàng xách tay, không rõ nguồn gốc, chất lượng, với cam kết bằng miệng của người bán và không chịu trách nhiệm pháp lý khi có vấn đề xảy ra.
Vì vậy, việc mua bán và sử dụng các thuốc kể trên đều là vi phạm nghiêm trọng Luật Dược, giảm hiệu quả phòng chống dịch, tạo cơ hội cho những cá nhân lợi dụng buôn bán thuốc giả thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu để trục lợi cá nhân.
Người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và dùng thuốc trị COVID-19 theo thông tin truyền tai. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng, không mang lại lợi ích gì hơn so với không dùng thuốc, mà còn tiềm tàng nhiều nguy cơ tác dụng bất lợi với sức khỏe người dùng, thậm chí có thể làm trầm trọng tình trạng COVID-19 ở người bệnh.
Theo VTV
-
Sức khỏe1 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe4 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.