- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đang xạ trị ung thư nên ăn gì?
Ung thư và điều trị ung thư có thể gây nên những tác động bất lợi liên quan đến dinh dưỡng đối với cơ thể bệnh nhân, tình trạng chán ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ung thư và điều trị ung thư có thể gây nên những tác động bất lợi liên quan đến dinh dưỡng đối với cơ thể bệnh nhân, tình trạng chán ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Một thói quen ăn uống tốt có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu được nhiều bất lợi do quá trình điều trị ung thư cũng như chính bản thân căn bệnh mang lại.
Chán ăn - vấn đề thường trực với bệnh nhân xạ trị ung thư
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Khối u ác tính có thể sản sinh ra những chất làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Quá trình sử dụng chất đạm, bột đường, chất béo của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi khối u hiện diện ở dạ dày hay đường ruột. Bệnh nhân cảm thấy no căng, đầy bụng, biếng ăn, không cảm giác đói mặc dù cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất.
Những bất lợi thường gặp do ung thư và quá trình điều trị gây nên có thể khiến người bệnh cảm thấy: chán ăn; khô miệng; đau và nhiễm khuẩn miệng, hầu họng; buồn nôn, nôn; thay đổi khẩu vị; tiêu chảy; bạch cầu trong máu giảm; ít uống nước; táo bón...
Chán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Trầm cảm, những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày; với người khác có thể lâu hơn.
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
Làm thế nào để cải thiện?
Dù với bất cứ lý do gì, bệnh nhân điều trị ung thư và người nhà cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng trên.
Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.
Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen...).
Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn...
Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phô mai, bánh quy giòn, nho khô...).
Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn. Ảnh minh họa
Buổi sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm trong cả ngày.
Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên dùng máy hút mùi, thức ăn để nguội còn âm ấm hẵng dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh.
Không khí trong phòng khi ăn cần thoáng mát, dễ chịu.
Sáng tạo đổi món, đa dạng hoá thức ăn và món tráng miệng.
Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.
Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bản thân mình.
Theo Sức khỏe đời sống
- Sức khỏe1 giờ trướcBé nhập viện với vết thương ở lưỡi bị rách phức tạp và chảy nhiều máu.
- Sức khỏe2 giờ trướcNếu bạn thuộc một trong những nhóm người dưới đây thì khả năng bị nhồi máu não từ sớm là rất cao.
- Sức khỏe4 giờ trướcTỷ lệ nữ giới mắc bệnh phụ khoa đang ngày càng gia tăng nhiều hơn nên việc phát hiện ra bệnh từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Sức khỏe5 giờ trướcMột số sai lầm sau đây có thể khiến phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh.
- Sức khỏe18 giờ trướcBệnh nhi mắc hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp khiến cơ thể đột ngột không kiểm soát được hoạt động nuốt, nói chuyện và vận động.
- Sức khỏe23 giờ trướcSau khi tự bơm silicon mua ngoài chợ để nâng ngực, chị N. tử vong thương tâm vì silicon lỏng tràn vào phổi trong khi hàng loạt người khác trong xóm cũng bị biến chứng nặng nề.
- 3 hiện tượng bất thường ở vùng răng miệng có thể giúp bạn phán đoán sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư ganSức khỏe1 ngày trướcNếu trong khoang miệng của bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây thì đừng chủ quan bỏ qua vì có thể đó là lời cảnh báo cơ quan gan đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
- Sức khỏe1 ngày trướcThời tiết lạnh giá đã khiến nhiều người bị đột quỵ, thậm chí lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi bị đột quỵ chiếm 20%.