- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người khỏi bệnh COVID-19 có thể tái nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 mới
Qua dữ liệu thử nghiệm vaccine, những người từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh vẫn có thể tái nhiễm biến chủng virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi.
- TP.HCM phát hiện 26 F1 của 4 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất nhiễm COVID-19 mới, khẩn trương xác minh 102 trường hợp khác
- Hà Nội: Cận cảnh phong toả chung cư Garden Hill do liên quan ca mắc Covid-19
- Ca nhiễm Covid-19 mới ở Nam Từ Liêm (Hà Nội): "Bệnh nhân khai báo quanh co, không trung thực dẫn tới bỏ lọt F1"
Đa số những người hồi phục sau COVID-19 xuất hiện kháng thể và phản ứng miễn dịch khác chống lại virus SARS-CoV-2. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, sự bảo vệ này kéo dài trong ít nhất 8 tháng. Tuy nhiên, một nhóm bác sĩ từ Trường Y Đại học Yale đã cảnh báo, trên thực tế, việc tái nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí diễn ra chỉ sau vài tháng.
Nhóm nghiên cứu đã dẫn chứng trường hợp cụ thể, theo đó, một người đàn ông ở độ tuổi 40 bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng vào tháng 4/2020, sau đó đã được điều trị khỏi bệnh và bị mắc bệnh lại 4 tháng sau đó. Vào tháng 4 và tháng 8/2020, người này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khoảng thời gian giữa 2 thời điểm này, người bệnh đã có 4 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, rất khó để biết mức độ phổ biến của việc tái nhiễm vì các nhà khoa học không thường xuyên theo dõi vấn đề này và những triệu chứng có thể ít được chú ý trong lần mắc bệnh thứ hai.
Tiến sĩ Theodora Hatziioannou, một nhà virus học tại Đại học Rockefeller, cho biết: “Nhiều trường hợp tái nhiễm rất nhẹ, khiến bệnh nhân thậm chí không nhận ra rằng họ đã bị tái nhiễm. Vì vậy, tôi tin rằng, số lượng bệnh nhân bị tái nhiễm trên thực tế là rất nhiều”.
Đã có trường hợp mắc COVID-19 lần 2 với biến thể SARS-CoV-2 mới (Ảnh: AP)
Một nghiên cứu trên 20.000 nhân viên y tế ở Anh cho thấy, trong số hơn 6.600 người từng bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, chỉ có 44 người tái nhiễm, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%. Ngoài ra, những người đã từng bị nhiễm bệnh trước đó ít có nguy cơ tái nhiễm hơn 83% trong 5 tháng so với những người không bị mắc COVID-19 trước đó.
Kết quả được công bố vào ngày 15/1. Nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng, vì vậy kết quả trên vẫn cần được xem xét một cách thận trọng. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Tiến sĩ Stuart C. Sealfon, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, và các đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, đã có những trường hợp được ghi nhận về việc tái nhiễm với một trong những biến thể mới, bao gồm một người đàn ông ở Israel mắc COVID-19 lần 2 với biến thể B.1.351 và một người bị tái nhiễm với biến thể P.1.
Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm, cho biết, khoảng 30% người tham gia thử nghiệm có kháng thể COVID-19 trong máu. Điều này chứng tỏ, họ đã hồi phục sau khi mắc bệnh lần đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ người tái nhiễm là vào khoảng 4%, gần như tương đương với tỷ lệ người mắc bệnh lần đầu.
Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch không thể bảo vệ họ hoàn toàn trước biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi. Tuy nhiên, hiện chưa thể kết luận, bệnh nhân tái nhiễm sẽ ít có nguy cơ bị bệnh nặng hơn hoặc tử vong cao hơn so với lần đầu. Ông Fauci cũng cho rằng, vaccine là phương pháp tạo miễn dịch tốt hơn so với có miễn dịch qua lây nhiễm trong tự nhiên.
Theo VTV
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe5 giờ trướcSau 4 lần xét nghiệm, một học sinh tiểu học ở vùng phong toả xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương), là F1 (em trai) của BN2350 mới có kết quả dương tính Covid-19.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe8 giờ trướcBản tin 18h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới, trong đó 12 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 4 ca nhập cảnh tại Tây Ninh (3 ca) và Đồng Tháp (1 ca).
- Sức khỏe10 giờ trướcDưới đây là một số băn khoăn của người dân trong tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được CDC Hoa Kỳ giải thích rõ ràng.
- Sức khỏe15 giờ trướcĐây là một người đàn ông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu làm việc ngày 27/2.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe16 giờ trướcNgày 21/2, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại tỉnh Gia Lai được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính liên tục, đến nay lại tái dương tính.
- Sức khỏe18 giờ trướcĐược biết, trong khi gia đình vẩy nhiệt kế để đo thân nhiệt, chiếc nhiệt kế đâm thẳng vào bàn tay trái của cháu bé.
- Sức khỏe20 giờ trướcBản tin 6h ngày 28/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.432 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.844 bệnh nhân được chữa khỏi. Hơn 63.000 người đang cách ly chống dịch.
- Sức khỏe1 ngày trướcViện Y tế Đại học Italy công bố kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên, biến chủng của SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong hệ thống nước thải đô thị tại nước này.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác ca vừa được công bố ghi nhận tại huyện Kim Thành, Kinh Môn và thành phố Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTS Dương Hữu Thái cho biết kháng thể vaccine Covivac chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo bản tin lúc 6h sáng ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.