Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống

Tỷ lệ mắc ung thư của Nhật Bản thấp là nhờ họ có nguyên tắc sống rất lành mạnh.

Không chỉ là quốc gia có tỷ lệ người sống thọ thuộc Top cao nhất thế giới, Nhật Bản còn là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vô cùng thấp và tỷ lệ sống sót sau ung thư cao.

Theo trang Nippon.com, một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản và các tổ chức khác trên 121.000 người bệnh cho thấy tỷ lệ sống sót sau 10 năm đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ năm 2005 đến 2008 là 58,9%. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng kể từ khi kết quả đầu tiên của nghiên cứu được công bố vào năm 2016.

Để đạt được những chỉ số tích cực trên, không thể phủ nhận người Nhật có hệ thống y tế rất hiện đại, thế nhưng những yếu tố về lối sống của người dân quốc gia này cũng được cho là có tác động hiệu quả trong việc phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Theo đó, người Nhật có thói quen ăn uống rất lành mạnh. Điều này cũng chính là bí quyết giúp họ sống khỏe mạnh và sống lâu hơn. Bạn cũng có thể học hỏi 3 thói quen ăn uống sau của người Nhật để sống khỏe hơn mỗi ngày.

1. Nấu ăn "nhẹ nhàng"

Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống-1

Ảnh: Internet

Văn hóa ẩm thực tươi sống ở Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới, nổi tiếng là các món sushi, sashimi...Theo đó, thay vì nấu ăn "đậm vị", người Nhật lại ưa chuộng các phương pháp chế biến thức ăn nhẹ như ăn đồ sống, hấp, ướp lạnh và luộc. Các món thịt và cá tươi không chứa chất bảo quản, không chứa hóa màu chế biến, chỉ đơn giản là quết cùng với mù tạt với ít nước tương tạo nên hương vị cay đặc trưng. Hơn nữa,chế độ ăn uống của người Nhật thường "ít dầu, ít muối, ít gia vị" và cố gắng giữ trọn hương vị nguyên bản của thực phẩm.

Chế độ ăn uống như vậy có thể giữ lại tối đa lượng cellulose, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác trong thực phẩm. Đồng thời giảm sản sinh chất gây ung thư, đây là yếu tố quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

2. Uống nước trà xanh

Người Nhật rất thích trà xanh và không phải ngẫu nhiên mà trà xanh được người Nhật ưa chuộng, trở thành linh hồn của nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có chứa phenol - một hợp chất có thể phòng ngừa ung thư. Nếu uống 4 cốc trà xanh mỗi ngày, các tế bào ung thư sẽ giảm tốc độ phân chia và lây lan trong cơ thể. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên 40.530 người lớn Nhật Bản cũng phát hiện ra rằng những người uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ thấp hơn 26% so với những người uống ít hơn một tách trà xanh mỗi ngày.

Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống-2

Ảnh: Internet

Ngoài ra, uống trà xanh còn có hiệu quả dưỡng sinh cao, giúp phòng chống ung thư, điều hòa tinh thần khi tâm trạng không tốt. Polyphenol trong trà xanh là chất tan trong nước, có tính chống oxy hóa và hoạt tính sinh lý mạnh, không chỉ chống lão hóa, dưỡng da có thể làm giảm sự thất thoát của bức xạ tia cực tím trên da, đối với các bệnh phóng xạ, ung thư, cũng có tác dụng rất tốt.

Với những tác dụng nêu trên, uống trà xanh không chỉ trở thành một thói quen hằng ngày của người Nhật mà còn còn trở thành một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này.

3. Ăn tỏi mỗi ngày

Trung bình 1 người dân Nhật ăn 1-2 củ tỏi/ngày nhằm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh ung thư.

Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống-3

Ảnh: Internet

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra một loại enzyme. Enzyme này có tác dụng chống đột biến (ung thư là một dạng đột biến tế bào), tăng cường chức năng giải độc của enzyme, can thiệp vào sự hoạt hóa của các chất gây ung thư, ngăn ngừa sự hình thành ung thư, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành peroxy hóa lipid và chống lại các đột biến,…Ngoài ra, nguyên tố vi lượng selen chứa trong tỏi cũng có thể tiêu diệt tế bào ung thư và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Lối sống lành mạnh giúp người Nhật khỏe mạnh, sống lâu hơn

Trên thực tế, Nhật Bản luôn nằm trong top các quốc gia có tuổi thọ cao và có tỷ lệ mắc ung thư thấp nhất thế giới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lối sống, tâm lý, y học hiện đại. Bên cạnh cách ăn uống khoa học, người Nhật còn thường xuyên thực hiện những điều dưới đây để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật và kéo dài tuổi thọ:

- Tập thể dục: Thể dục thể thao rất quan trọng đối với người Nhật, họ thích hoạt động cả đời và môn thể thao yêu thích của họ là đi bộ, vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ.

Người Nhật có tỷ lệ mắc ung thư cực thấp nhờ 3 thói quen đơn giản trong ăn uống-4

Ảnh: Internet

- Tắm hơi: Nghi thức tắm hơi không chỉ là thư giãn mà còn tốt cho sức khỏe. Sau một ngày dài làm việc, người dân xứ Phù Tang sẽ đến suối nước nóng để giải tỏa những căng thẳng về tinh thần và thể chất cũng như chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho ngày làm việc hôm sau.

- Tiếp xúc với ánh mặt trời: Người Nhật rất thích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để có thể thúc đẩy sản xuất vitamin D, thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, ngăn ngừa loãng xương, góp phần tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

- Luôn vui vẻ: Người Nhật có khả năng thích ứng với môi trường rất mạnh mẽ. Họ luôn rất lạc quan, có thể mỉm cười ngay cả khi tồi tệ nhất để giải phóng những cảm xúc bị đè nén. Điều ấy có lợi trong việc duy trì sức khoẻ tinh thần, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật rất tốt

Theo PNVN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nguoi-nhat-co-ty-le-mac-ung-thu-cuc-thap-nho-3-thoi-quen-don-gian-trong-an-uong-20221218222120687.htm?fbclid=IwAR3yuZ3TiF5qGKbEOQPCO6KzmXeXrv5dpMGkAhp5S1Jh0XkmhQcXyyqv-2M

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.