- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người phụ nữ 34 tuổi bị "nhuyễn xương" do thiếu vitamin D: Dấu hiệu cảnh báo dễ nhận ra
Bệnh nhân đã tuân theo chế độ ăn kiêng hạn chế (không có cá hoặc các sản phẩm từ sữa) và tránh tiếp xúc với ánh mặt trời trong 8 năm để kiểm soát tình trạng viêm da dị ứng.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết trong cơ thể chúng ta. Nó giúp điều chỉnh canxi và phốt phát, giữ cho xương, răng và cơ bắp của chúng ta khỏe mạnh. Nếu không có đủ vitamin D, chúng ta có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng, nhất là liên quan đến sức khỏe xương khớp.
Trường hợp của một phụ nữ Nhật Bản 34 tuổi được chia sẻ trong báo cáo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh Case Reports là một ví dụ điển hình về tác hại của việc thiếu vitamin D. Người phụ nữ này được chẩn đoán mắc chứng nhuyễn xương do thiếu vitamin D sau 2 năm phát hiện các triệu chứng. Trong suốt 2 năm đó, cô gặp tình trạng đau xương toàn thân, yếu cơ và rối loạn dáng đi.
Theo báo cáo, bệnh nhân đã tuân theo chế độ ăn kiêng hạn chế (không có cá hoặc các sản phẩm từ sữa) và tránh tiếp xúc với ánh mặt trời trong 8 năm để kiểm soát tình trạng viêm da dị ứng (một dạng phổ biến nhất của bệnh chàm) của mình. Nhưng sau đó, bệnh nhân đã tới bệnh viện để khám thì cho kết quả mắc chứng nhuyễn xương. Các triệu chứng của cô được cải thiện sau khi uống vitamin D và canxi hoạt động. Cô đã hồi phục hoàn toàn chỉ một năm sau đó, cơn đau, yếu cơ và rối loạn dáng đi đã được giảm bớt đáng kể.
Cũng theo báo cáo, đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo về chứng nhuyễn xương liên quan đến thiếu vitamin D ở người trưởng thành do hạn chế ăn uống quá mức.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về thiếu vitamin D như một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển chứng nhuyễn xương và cảnh báo mọi người cần thận trọng với việc tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hạn chế chế độ ăn uống một cách quá mức.
Bệnh nhuyễn xương là gì?
Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở người lớn. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ, nó được gọi là còi xương. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
Nhuyễn xương khác với loãng xương, mặc dù cả hai đều là các vấn đề về xương và dễ làm gây ra gãy xương. Nhuyễn xương được dùng để chỉ sự mềm xương. Nhuyễn xương là kết quả của một khiếm khuyết trong quá trình tạo thành xương còn loãng xương là bệnh phát triển do sự suy yếu từ trước của xương trong cơ thể.
Các nguyên nhân gây ra nhuyễn xương
Khi cơ thể không đủ canxi và photphat cho quá trình tạo thành xương thì có thể gây ra nhuyễn xương. Vấn đề này có thể do những nguyên nhân sau:
- Thiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có vai trò chuyển hóa tiền tố vitamin D thành vitamin D trong cơ thể nên ở những người sống trong các khu vực tối hoặc dành ít thời gian trong ánh sáng mặt trời có thể xảy ra hiện tượng nhuyễn xương.
- Thiếu hấp thu vitamin D: Chế độ ăn nghèo nàn vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới loãng xương và nhuyễn xương trên thế giới.
- Trải qua các phẫu thuật tiêu hóa như cắt dạ dày, ruột non có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin D và các khoáng chất khác từ bữa ăn dẫn tới nhuyễn xương.
- Bệnh Celiac: Là bệnh lý rối loạn tự miễn khiến niêm mạc ruột non bị hư hỏng do tiêu thụ thực phẩm chứa gluten khiến ruột non không thể hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin D.
- Bệnh lý nhuyễn xương do thận hoặc gan bị rối loạn chức năng gây ra sự cản trở trong khả năng xử lý vitamin D của cơ thể.
- Các nguyên nhân do thuốc: Thuốc điều trị động kinh gồm phenytoin và phenobarbital có nguy cơ gây ra nhuyễn xương.
Các triệu chứng của nhuyễn xương
Các triệu chứng của nhuyễn xương bao gồm:
- Đau ở chân, phần trên của đùi và đầu gối.
- Cơ yếu, đau và cứng, đặc biệt là ở thân, vai, mông và cẳng chân.
- Đi lại khó khăn.
- Xương có thể nhạy cảm với những va chạm cho dù là nhẹ.
- Co thắt cơ bắp.
- Gãy xương giả của xương chịu trọng lượng, ví dụ như ở bàn chân và xương chậu.
- Nhiều trường hợp nhuyễn xương có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
Có thể phòng tránh nhuyễn xương bằng một số biện pháp sau
- Dành thời gian khoảng 15 phút dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp một vài lần mỗi tuần là đủ để sản xuất vitamin D thích hợp.
- Bổ sung vitamin D tự nhiên trong khẩu phần ăn như dầu cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa, bánh mì,...
- Bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết.
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe1 giờ trướcLoại củ này không hề xa lạ với chúng ta, nó không chỉ là món ăn mà còn là “thuốc” tốt cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe2 giờ trướcPhát hiện vùng kín con gái 5 tuổi có mùi khó chịu, tấy đỏ từ trước Tết, bố mẹ bé N. lo con bị bệnh. Đi khám ngay sau Tết, bác sĩ phát hiện nhiều dị vật nằm sâu trong âm đạo, trực tràng của bé.
-
Sức khỏe3 giờ trướcĂn chay giúp giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng lại không tốt cho một số nhóm người.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTheo Healthline, mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống lại khuẩn HP.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĐu đủ là một loại cây quen thuộc ở nước ta, toàn bộ cây từ quả, thân lá tới rễ và hạt đều có nhiều lợi ích sức khỏe và được sử dụng làm thuốc.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNgày 6/2, Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết y tế địa phương vừa tiếp nhận 31 người bị ngộ độc sau khi ăn chè đậu trắng, ngoài ra còn có 53 trường hợp nhẹ, tự điều trị tại nhà.
-
Sức khỏe20 giờ trướcKhi nhắc đến thực phẩm hại răng, hầu hết mọi người đều nghĩ tới nước ngọt, bánh kẹo, rượu bia… Tuy nhiên, một số thực phẩm lành mạnh mà ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách cũng sẽ trở thành “kẻ thù” của hàm răng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcSố ca mắc giang mai tại TP.HCM liên tục tăng qua các năm, trong khi trên toàn cầu, bệnh cũng diễn biến phức tạp.
-
Sức khỏe21 giờ trướcĂn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm gan quá tải và gây ra những tổn thương tiềm ẩn, từ đó làm suy yếu quá trình tiêu hóa...
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu khiến mức huyết áp nhảy vọt đến mức đáng báo động vì chứa nhiều Natri.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau dền tốt nhưng một số nhóm người cần tránh ăn vì có thể gây tác dụng phụ, nếu ăn thì phải thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgoài đau lưng, bệnh nhân suy thận có thể không muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng. Bác sĩ cảnh báo một số triệu chứng suy thận sớm người dân cần chú ý để đi khám.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMuốn có dạ dày khỏe mạnh thì chế độ ăn uống có vai trò quyết định. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và tập luyện cũng giúp ích rất nhiều cho việc ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHiện nay cách bổ sung collagen an toàn và lành mạnh nhất là chính là thông qua các thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày.