Người phụ nữ bị khàn giọng cứ ngỡ do nói to tiếng, nhưng không ngờ là mắc bệnh ung thư phổi

Cô Lý có thói quen nói to nên nghĩ rằng khàn giọng là điều bình thường. Nhưng chỉ tới khi thấy bệnh không giảm, đi khám cô mới biết mình bị ung thư phổi.

Cô Lý có thói quen nói to nên nghĩ rằng khàn giọng là điều bình thường. Nhưng chỉ tới khi thấy bệnh không giảm, đi khám cô mới biết mình bị ung thư phổi.

Cô Lý (52 tuổi) sống tại Hồ Bắc, Trung Quốc. 3 tháng trước, cô Lý bị khàn giọng, nhưng vì vốn có thói quen nói to nên cô nghĩ rằng khàn giọng là điều bình thường.

Sau 2 tuần, cô Lý cảm thấy nói năng khó khăn, cổ họng khó chịu nên nghĩ mình bị cảm sốt và mua thuốc uống. Cô Lý uống thuốc khoảng 1 tuần, nhưng triệu chứng không thuyên giảm nên theo lời khuyên của con gái đến bệnh viện khám.

Bác sĩ Hứa Qua, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Wuhan No.4 Hospital tiến hành nội soi phế quản, chụp CT ngực và sinh thiết phổi xác định cô Lý mắc bệnh ung thư phổi

Người phụ nữ bị khàn giọng cứ ngỡ do nói to tiếng, nhưng không ngờ là mắc bệnh ung thư phổi-1

Nhiều người thường có triệu chứng đau họng, khàn giọng, sau cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Tại sao ung thư phổi gây ra những triệu chứng này?

Bác sĩ Hứa Qua cho biết: "Thật ra, 3 tháng trước người bệnh bị khàn giọng là tín hiệu cơ thể cảnh báo bệnh ung thư phổi. Khối u chèn ép thanh quản là nguyên nhân khiến người bệnh khàn giọng.

Nếu bạn đột nhiên bị khàn giọng không rõ nguyên nhân thì cần đến bệnh viện khám và tiến hành nội soi phế quản. Bạn cũng có thể bị khàn giọng khi mắc bệnh cảm sốt, nhưng triệu chứng sẽ biến mất sau 3 - 5 ngày, riêng bệnh ung thư phổi thì triệu chứng khàn giọng sẽ không thuyên giảm, thậm chí bạn có thể bị ho khi uống nước".

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư phổi?

Trường hợp mắc bệnh ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá chủ động hoặc hít khói thuốc thụ động. 

Nhóm đối tượng thứ 2 là những người nhiễm hóa chất độc hại, thường làm việc trong môi trường nhà máy hóa chất. 

Nhóm đối tượng thứ 3 là những người sống trong khu vực có khí hậu ô nhiễm, chẳng hạn như các khu công nghiệp hoặc nơi có sương mù vì ô nhiễm. 

Nhóm đối tượng thứ 4 là người mắc bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh lao phổi hoặc giãn phế quản, bởi khoảng thời gian dài người bệnh mắc bệnh viêm mạn tính sẽ gây kích thích biến thành bệnh ung thư Nhóm đối tượng thứ 5 là do gen di truyền hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Người phụ nữ bị khàn giọng cứ ngỡ do nói to tiếng, nhưng không ngờ là mắc bệnh ung thư phổi-2

Biện pháp nào có thể ngăn ngừa bệnh ung thư phổi?

Biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là bỏ thuốc lá và tránh trở thành người hít khói thuốc thụ động. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, đặc biệt là chất phóng xạ. Ăn rau củ và trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch. Vận động điều độ sẽ giúp cơ thể của con người khỏe mạnh.

Sai lầm nhiều người bệnh mắc phải: Khối u lành tính không cần điều trị

Nhiều người nghĩ rằng khối u lành tính không cần can thiệp dao kéo, đợi khối u phát triển rồi mới tiến hành điều trị. Thông thường, nếu bạn cắt bỏ khối u lành tính thì bạn có thể sống khỏe mạnh như người bình thường. Nhưng nếu bạn không tiến hành cắt bỏ khối u lành tính, theo thời gian khối u lành tính sẽ biến tính trở thành khối u ác tính. Khi thời điểm đó xảy ra, cho dù bạn cắt bỏ khối u ác tính thì khả năng tái phát vẫn rất cao. Bởi vậy cho dù là khối u lành tính hoặc ác tính thì bạn cần phải tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo Helino


ung thư

bệnh ung thư

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.