Người yêu thích món gan lợn hãy cẩn thận: Nghiên cứu phát hiện "có thể bị nhiễm viêm gan E nếu ăn gan lợn chưa nấu chín"

Theo một nghiên cứu do Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) dẫn đầu, tình trạng nhiễm viêm gan E đã gia tăng ở Singapore trong khoảng thời gian từ 2012-2016.

Theo một nghiên cứu do Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) dẫn đầu, tình trạng nhiễm viêm gan E đã gia tăng ở Singapore trong khoảng thời gian từ 2012-2016.

Đáng nói hơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chủng virus viêm gan E (HEV) trong 3/4 mẫu máu của bệnh nhân bị nhiễm bệnh có đặc điểm di truyền tương tự như virus được phát hiện trong 3 mẫu gan lợn sống được mua từ các thị trường địa phương.

Trong một thông cáo truyền thông vào thứ Tư (ngày 9 tháng 10), SGH cho biết tỷ lệ nhiễm trùng do viêm gan E tăng hơn gấp đôi, từ 1,7/100.000 người năm 2012 lên 4,1/100.000 người vào năm 2016. Những người bị nhiễm HEV có xu hướng là đàn ông Trung Quốc từ 55 tuổi trở lên.

Người yêu thích món gan lợn hãy cẩn thận: Nghiên cứu phát hiện có thể bị nhiễm viêm gan E nếu ăn gan lợn chưa nấu chín-1
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) cho thấy virus viêm gan E được phát hiện trong ba mẫu gan lợn sống.

Những phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y tế Zoonoses vào tháng 7.

Một người có thể bị nhiễm viêm gan E do ăn các sản phẩm sống hoặc chưa nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh, uống nước bị ô nhiễm... Trên toàn thế giới, nhiễm trùng viêm gan E do ăn thực phẩm sống thường liên quan đến việc tiêu thụ thịt lợn hoặc nội tạng và động vật có vỏ.

Tiến sĩ Chan Kwai Peng, tác giả nghiên cứu và Tư vấn cao cấp của Khoa vi sinh của Bệnh viện Đa khoa Singapore cho biết: "Mặc dù chúng tôi không thể xác định được rằng gan lợn chính là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp nhiễm viêm gan E ở Singapore, nhưng chúng tôi đã quan sát thấy gan lợn là món ăn phổ biến ở địa phương. Vì hầu hết mọi người thích ăn nó ở dạng chín vừa tới nên điều này có thể khiến họ có nguy cơ bị nhiễm viêm gan E. Cách tiêu thụ thực phẩm an toàn nhất, bao gồm cả thịt lợn, là nấu chín kỹ".

Vào năm 2010, Trung tâm An toàn Thực phẩm của Hồng Kông đã đưa ra một báo cáo về việc ăn gan lợn chưa nấu chín và nguy cơ nhiễm HEV liên quan.

Người yêu thích món gan lợn hãy cẩn thận: Nghiên cứu phát hiện có thể bị nhiễm viêm gan E nếu ăn gan lợn chưa nấu chín-2
Một hình ảnh của virus viêm gan E (HEV). Ảnh: Wikimedia Commons

Viêm gan E là bệnh do virus HEV gây ra ở gan.

Hàng năm, trên thế giới ước chừng có khoảng 20 triệu người mắc bệnh này và khoảng 3,5 triệu lượt người có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng. Những vùng được đánh giá là có tỷ lệ nhiễm bệnh cao gồm các nước ở phía đông, nam châu Á trong đó có Việt Nam. Bệnh thường xảy ra và có thể bùng phát thành dịch vào mùa mưa lũ, khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Thời kỳ ủ bệnh sau khi phơi nhiễm với virus viêm gan E là khoảng 3-8 tuần, trung bình là 40 ngày và thường tự khỏi, không để lại biến chứng. Các triệu chứng nhiễm HEV không thường xuất hiện, nếu có thì thường là: Bị sốt, thờ ơ, buồn nôn và vàng da.

Tuy nhiên, khi bị nhiễm HEV, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất lỏng, tránh uống rượu và cần xin tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc có thể gây tổn thương gan.

Trong các trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể lây qua máu, từ mẹ sang con; bệnh cũng có thể dẫn đến viêm gan tối cấp gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân cấy ghép hoặc người mắc bệnh gan mạn tính trước đó.

Theo Helino


Bệnh viêm gan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.