- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nguy cơ bị điếc vì ngoáy tai bằng tăm bông ai cũng cần biết
Ngoáy tai tăm bông được liệt kê vào danh sách những thói quen khó bỏ. Thế nhưng, rất ít người biết được hiểm họa tiềm ẩn từ việc đó.
Ngoáy tai tăm bông được liệt kê vào danh sách những thói quen khó bỏ. Thế nhưng, rất ít người biết được hiểm họa tiềm ẩn từ việc đó.
Nhiều người thường có thói quen sau khi tắm sẽ ngoáy tăm bông để lỗ tai khô và sạch hơn. Thế nhưng, những sợi bông sẽ gây những vết xước ở da ống tai khiến cho dễ bị viêm nhiễm, và đẩy ráy tai sâu hơn vào bên trong màng nhĩ.
Theo thống kê của trang Telegraph, mỗi năm ở Anh có 7.000 người tới bệnh viện do gặp thương tích từ việc ngoáy tai – con số này còn nhiều hơn số người bị thương từ dao cạo. Chưa kể, khi thấy người lớn ngoái tai, trẻ nhỏ sẽ bắt chước và dễ bị thủng màng nhĩ.
Bấy lâu nay, rất nhiều bác sĩ và chuyên gia đã hết lời ngăn cản việc dùng tăm bông để lấy ráy tai vì bạn không nên chọc bất kì thứ gì nhỏ hơn ngón tay vài ống tai của mình.
Thực chất, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai và trong đó chứa chất kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn. Đôi khi bạn sẽ thấy tai mình hơi ướt ướt, đó là do ráy tai của bạn ở thể lỏng. Tùy vào cơ địa, ráy tai có thể rắn hoặc lỏng.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Oxford, lỗ tai chúng ta thường tự làm sạch bằng cách đẩy ráy tai kèm bụi bẩn ra ngoài. Chúng ta chỉ cần định kì làm sạch bên ngoài, ngoài ra không cần phải làm gì thêm. Nếu bạn cảm thấy tai mình nhiều ráy hơn hay có vấn đề về tai, bạn nên đi tới bệnh viện để nhận được những lời khuyên, hướng dẫn từ bác sĩ.
Theo Thế giới trẻ
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe4 giờ trướcBản tin 18h ngày 8/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 12 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca trong nước ghi nhận tại Hải Dương, 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP Hồ Chí Minh
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe6 giờ trướcTrưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị tiêm vắc xin đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và có những lưu ý để việc tiêm vắc xin đạt hiệu quả.
- Sức khỏe8 giờ trướcTheo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mới đây, các BS tại đây đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi là bé gái 12 tuổi bị xoắn buồng trứng.
- Sức khỏe9 giờ trướcCả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy khi uống nước chanh pha mật ong nên tận dụng cả vỏ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe11 giờ trướcTại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong sáng 8/3 cùng tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc hoặc có nguy cơ nhiễm Covid-19.
- Sức khỏe16 giờ trướcCó nhiều cách để nuôi dưỡng gan, trong đó có liệu pháp ăn uống, tức là ăn nhiều thực phẩm bổ gan trong bữa ăn hàng ngày, ít ăn những thực phẩm có hại cho gan để gan được khỏe mạnh.
- Sức khỏe1 ngày trướcBắt đầu có những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, trong đó nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19, gồm 1 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 2 ca là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.511 bệnh nhân.