Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho người qua đường tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Các loại dịch tiết này thường được bắn ra từ miệng, mũi của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này-1
Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn.

COVID-19 chủ yếu lây truyền từ những người đã có triệu chứng, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ngay trước khi họ xuất hiện triệu chứng, khi họ tiếp xúc gần với những người khác trong thời gian dài. Những trường hợp không có triệu chứng có thể lây virus sang cho người khác, tuy vậy vẫn chưa rõ mức độ lây nhiễm, và cần có thêm nghiên cứu về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất. WHO cũng khuyến cáo thêm 2 cách truyền bệnh gián tiếp khác. Đó là:

1. Qua vật dụng, các bề mặt

Theo WHO, những người có virus SARS-COV-2 trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang.

Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này-2

Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kỹ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt.

2. Qua đường khí dung trong các không gian chật, đông người

Một số thủ thuật y tế có thể sinh ra các giọt bắn rất nhỏ (gọi là giọt bắn li ti hoặc aerosol hô hấp) lơ lửng trong không khí trong thời gian lâu hơn. Khi thực hiện các thủ thuật y tế này trên người bệnh COVID-19, aerosol hô hấp có thể chứa virus COVID-19.

Những người khác có thể hít phải khí mang mầm bệnh nếu họ không sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Do đó, WHO khuyến cáo tất cả nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật y khoa, trong đó có việc sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân phù hợp. Khách thăm không được phép vào các khu vực đang thực hiện các thủ thuật y khoa đó.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này-3

Trước đây, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát ở một số khu vực có môi trường kín như nhà hàng, CLB đêm, khu vực thờ cúng, cầu nguyện hoặc tại các khu vực nơi người dân có thể đang la hét, nói chuyện hoặc hát hò... Tại các khu vực bùng phát dịch này, cũng không loại trừ khả năng bệnh lây nhiễm qua hạt khí dung, đặc biệt tại các địa điểm trong nhà, không gian tập trung đông người và không khí không đủ thông thoáng nơi người nhiễm bệnh có thời gian dài tiếp xúc với những người khác.

Ngoài ra, trong cuộc họp ngày 7/7 vừa qua, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO phát biểu về khả năng truyền bệnh COVID-19 qua không khí: "Chúng tôi cho rằng khí dung hoặc không khí là một trong những đường truyền chủ yếu của Covid-19".

Tuy nhiên, giáo sư Benedetta Allegranzi, giám đốc chuyên môn về Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền Nhiễm của WHO, nhận định những bằng chứng về đường lây lan đó chưa rõ ràng: "Khả năng truyền qua không khí của Covid-19, đặc biệt tại những nơi đông đúc, kín khí, thông gió kém, là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cần thu thập và giải thích bằng chứng một cách rõ ràng".

WHO khuyến cáo gì để người dân phòng tránh COVID-19?

WHO khuyến cáo thực hiện nhóm các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 từ người sang người như sau:

- Hạn chế tiếp xúc gần giữa những người nhiễm bệnh và những người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc nhất 1 mét với những người khác.

- Tại các vùng dịch bệnh COVID-19 đang lưu hành và không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, thì cần đeo khẩu trang.

- Nhanh chóng xác định những người nhiễm bệnh để cách ly và chăm sóc, đồng thời mọi đối tượng tiếp xúc với người này có thể bị cách ly tại các cơ sở phù hợp.

- Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hoặc hắt hơi.

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này-4

- Tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần, không gian kín và không thông thoáng khí. Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.

- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với nhân viên y tế, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.

- Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ dịch COVID-19 đang lưu hành, nhân viên y tế cần phải luôn đeo khẩu trang y tế trong mọi hoạt động thường quy tại các khu vực lâm sàng trong cơ sở y tế.

- Nhân viên y tế cũng cần sử dụng thêm các trang dụng cụ bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ khi chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Các chi tiết về nhân viên y tế có tại đây và đây.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/neu-khong-tiep-xuc-truc-tiep-voi-nguoi-benh-ban-van-co-the-gian-tiep-nhiem-covid-19-thong-qua-2-con-duong-nay-222020277235450623.htm

Covid-19

virus corona

dịch bệnh


Cách làm mứt quất dẻo ngon đón Tết
Những miếng mứt quất vàng thơm, ngọt dẻo không chỉ là món ăn mà còn là món quà Tết ý nghĩa để gửi gắm lời chúc may mắn, an khang đến những người thân yêu.
Mẹ chồng khó chịu, cằn nhằn cả ngày vì tôi đi làm về muộn
Công việc của tôi rất bận rộn, thường xuyên về nhà lúc 7h-8h tối. Việc đưa đón con đi học và cơm nước vợ chồng tôi đã thuê giúp việc, thế nhưng mẹ chồng lúc nào cũng không hài lòng, nói tôi ham mê công việc bỏ bê gia đình mà không hiểu được áp lực kinh tế của vợ chồng tôi.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.