- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nguy cơ từ chất tẩy rửa trong máy rửa bát
Cồn ethoxylat trong chất tẩy rửa của máy rửa bát có thể phá hủy ruột. Khi lớp bảo vệ ruột bị hỏng, người dùng dễ mắc viêm dạ dày, tiểu đường, xơ gan, trầm cảm và Alzheimer.
Máy rửa bát là thiết bị tiện dụng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian làm việc nhà. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây phát hiện chất tẩy rửa trong thiết bị này có thể gây tổn hại ruột. Ảnh: iStock.
Theo Medical Daily, trong một phát hiện đáng lo ngại mới đây, các nhà khoa học chỉ ra chất tẩy rửa trong máy rửa bát đọng lại trên bát đĩa có thể làm tàn phá lớp bảo vệ ruột và khiến người dùng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Hen suyễn Thụy Sĩ (SIAF), một viện liên kết của Đại học Zurich (UZH), đã thực hiện nghiên cứu về máy rửa bát và phát hiện tác hại tiềm ẩn của thiết bị này.
Máy rửa bát là một cách nhanh chóng và dễ dàng để làm sạch và làm khô đĩa, cốc, vật dụng trong bếp ở những nơi như nhà hàng, trường học và doanh trại. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, một thành phần trong chất tẩy rửa của thiết bị, cồn ethoxylat, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến đường tiêu hóa.
Trong máy rửa bát, nước nóng và chất tẩy rửa sẽ được luân chuyển trong 60 giây ở áp suất cao, sau đó chu trình rửa và sấy khô với nước thường và một chất tẩy rửa khác được thực hiện trong 60 giây. Ở quá trình sấy khô, chất tẩy rửa có cồn ethoxylat được sử dụng.
Cezmi Akdis, tác giả nghiên cứu, giáo sư về dị ứng và miễn dịch học thực nghiệm của UZH, giám đốc của SIAF, cho biết: “Điều đặc biệt đáng báo động là nhiều thiết bị không cài đặt bất kỳ chu trình rửa bổ sung nào để loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại. Điều này có nghĩa là các chất độc hại tiềm ẩn vẫn còn dính trên bát đĩa, sau đó chúng sẽ khô lại luôn trên đồ vật”.
Nhiều khả năng là lượng hóa chất khô bám trên đồ đạc sẽ xâm nhập vào ruột khi họ sử dụng bát đĩa.
Chất tẩy rửa thừa đọng lại trên bát đĩa có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: iStock.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào lớp tế bào biểu mô trong ruột và kiểm soát sự di chuyển của các yếu tố xâm nhập vào cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ lớp bảo vệ ruột dẫn đến vô số tình trạng sức khỏe như dị ứng thực phẩm, viêm dạ dày, tiểu đường, béo phì, xơ gan, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, rối loạn phổ tự kỷ, trầm cảm mạn tính và Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu phân tích xem chất tẩy rửa trong máy rửa bát ở tỷ lệ khác nhau sẽ tác động như thế nào tới các chất hữu cơ trong ruột người và tế bào ruột trên vi mạch.
Họ ước tính lượng chất tẩy rửa bám trên bát đĩa khô và pha loãng theo tỷ lệ 1:10.000-1:40.000. Nghiên cứu cho thấy chất tẩy rửa ở nồng độ cao phá hủy các tế bào biểu mô ruột, trong khi mức thấp hơn làm tăng tính thấm của chất tẩy trong cơ thể.
Ngoài ra, nghiên cứu viên cũng quan sát thấy chất tẩy rửa có thể kích hoạt một số gen và protein tín hiệu tế bào, dẫn tới phản ứng viêm. Cồn ethoxylat, một thành phần của chất tẩy rửa, là nguyên nhân gây ra phản ứng này.
Giáo sư Akdis nói: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy máy rửa bát có khả năng phá hủy lớp biểu mô ruột và gây ra nhiều bệnh mạn tính".
Theo Zing
-
Sức khỏe2 giờ trướcSỏi thận có thể gây biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước. Ở mức độ nhẹ, nó gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNhiều bằng chứng cho rằng chế độ ăn nhiều cá, thịt trắng, rau xanh và trái cây góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư gan.
-
Sức khỏe7 giờ trướcLoại thực phẩm giàu canxi này có bán khắp các chợ, biết tận dụng bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề xương khớp.
-
Sức khỏe8 giờ trướcDù các bệnh nhân của 2 vụ ngộ độc đều trúng độc Botulinum, 2 vụ việc vẫn có điểm khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân diễn tiến nặng.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgoài ra, hỗn hợp đồ uống này còn có loạt công dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCác quan chức y tế châu Âu vừa đưa ra cảnh báo khi hơn 60 người bị ngộ độc sau một liệu trình giảm cân đầy rủi ro ở Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcLô thuốc viên nén Levosum giúp bổ sung hormone tuyến giáp không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên buộc phải tiêu hủy, công ty sản xuất bị Bộ Y tế phạt 70 triệu đồng.
-
Sức khỏe11 giờ trước5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư là: đau đớn, sốt, mệt mỏi...
-
Sức khỏe15 giờ trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, gần như gia đình nào cũng có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh để có thể tái sử dụng vào ngày hôm sau. Ai cũng nghĩ đó là thói quen bình thường mà không lường trước được đây là thói quen có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người mê “càn quét ẩm thực đường phố” nhưng hãy cẩn thận bệnh tật có thể đến với bạn bất cứ lúc nào nếu không chú ý chọn lựa thực phẩm khi thưởng thức. Trường hợp người phụ nữ dưới đây là một ví dụ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu vừa báo cáo rằng, một phụ nữ được gọi là "bệnh nhân New York" đã được ghép tế bào gốc để chữa HIV 6 năm trước và hiện tại đã không còn virus và không phải dùng thuốc điều trị HIV trong gần 30 tháng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác thực phẩm muối hoặc ủ chua từ hải sản chỉ an toàn khi đủ lượng muối và độ chua.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong số 68 bệnh nhân, một người tử vong, 8 trường hợp mất thị lực. Các bác sĩ nghi ngờ họ nhiễm vi khuẩn hiếm gặp.