- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nguy hại không ngờ từ món rau mồng tơi
Ngoài để ăn, mồng tơi còn được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể đem đến nguy hại cho sức khỏe.
>> Người ốm sốt cấm kỵ ăn những loại quả này dù bổ dưỡng đến mấy
Mồng tơi là loại rau thân quen với người dân Việt. Trong những ngày nóng bức, một bát canh rau mồng tơi làm dịu đi cái oi ả, giúp cơ thể sảng khoải, ngon miệng hơn.
Mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc… được nhiều người yêu thích. Ngoài làm nguyên liệu nấu ăn, mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc giải độc, lợi tiểu, lương huyết, hoạt tràng trong Đông y.
Những người thường bị táo bón, nóng trong, rối loạn Lipid máu hoặc muốn giảm cân, dưỡng da có thể dùng mồng tơi để cải thiện tình trạng sức khoẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng có lợi cho cơ thể, mồng tơi cũng đem đến những tác hại không mong muốn nếu ta lạm dụng, ăn sai cách.

Hấp thu kém
A-xít oxalic chiếm hàm lượng lớn trong rau mồng tơi. Chất này liên kết với canxi và sắt làm các chất dinh dưỡng quan trọng khó được hấp thụ.
Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào cũng khiến việc hấp thụ một số chất khoáng như sắt, kẽm, calcium... gặp trở ngại.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam tráng miệng…
Đầy bụng, khó tiêu
Theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay… cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu…
Những người ăn uống khó tiêu, thường đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp vấn đề khi độ ẩm môi trường tăng (đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề) nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.
Mồng tơi cần được nấu chín tới để tận dụng các chất dinh dưỡng trong rau. Không nên để sống hoặc chín kỹ, không đậy nắp sau khi nấu.
Sỏi thận
Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, hợp chất chuyển hoá thành a-xít uric. Cơ thể chứa quá nhiều a-xít uric có thể làm phát triển sỏi trong thận.
Bên cạnh đó, các a-xít oxalic trong rau làm nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu tăng cao, tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận hoặc các bệnh về sỏi nên tránh ăn mồng tơi.

Rau mồng tơi là thực phẩm có nhiều purin, gây sỏi thận (Ảnh minh họa: Internet)
Mảng bám răng
A-xít oxalic có nhiều trong rau mồng tơi.
Chúng chứa các tinh thể nhỏ, không hoà tan trong nước. Việc này khiến răng có nhớt hoặc mảng bám, một số người thấy khó chịu. Tuy nhiên, các mảng bám vô hại dễ dàng biến mất khi bạn đánh răng.
Khó chịu trong dạ dày
Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ, cần thiết cho quá trình thúc đẩy tiêu hoá. Nhưng dạ dày không thể hoạt động hiệu quả khi có lượng chất xơ quá lớn.
Việc này dễ khiến người ăn gặp phải một số vấn đề như dạ dày khó chịu, chuột rút, đầy hơi…
Bạn không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi một lúc, nên chia nhỏ từng bữa, uống một ly nước để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Tiêu chảy
Mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, điều trị táo bón. Tuy vậy, ăn nhiều rau mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.
Người có thân nhiệt thấp, đang tiểu lỏng, tiểu chảy… không nên ăn nhiều mồng tơi. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng… cũng không nên lạm dụng món ăn này.
Theo các bác sĩ, 1/2 bát rau mồng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, vitamin C và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, việc sử dụng đúng cách có thể cải thiện da mặt, trị mụn, say nắng, chữa bỏng, trĩ, lợi sữa… Vì thế, bạn nên thêm mồng tơi vào bữa ăn một cách khoa học để cơ thể khoẻ mạnh, tránh các tác hại không đáng có.
>> Người ốm sốt cấm kỵ ăn những loại quả này dù bổ dưỡng đến mấy
Theo Sức khỏe Đời sống
-
Sức khỏe7 giờ trướcTiến sĩ Mark Hyman, chuyên gia về tuổi thọ cho biết thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm có thể giúp sống thọ hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
-
Sức khỏe12 giờ trướcPGS.TS Trần Đắc Phu nhận định nguy cơ bùng phát virus Marburg trong nước không cao nhưng nguy cơ xâm nhập có thể có vì chúng ta đi lại với các nước châu Phi khá nhiều.
-
Sức khỏe15 giờ trướcGan nhiễm mỡ là căn bệnh thường gặp ở những người lạm dụng rượu bia, béo phì và ít vận động. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây suy gan. Tuy nhiên, có thể điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Guinea Xích đạo tiếp tục ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc bệnh Marburg.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrước khi bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu khuẩn lợn, hai nam bệnh nhân có ăn tiết canh ngan, giết mổ và ăn thịt lợn ốm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ hai đơn vị danh tiếng Max Planck - Yale của Đức và Mỹ chỉ ra cách đáng sợ mà một số loại thức ăn có thể khiến bạn bị lệ thuộc, không khác gì chất gây nghiện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn nhiều loại quả này sẽ khiến độc tố aflatoxin xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi chào đời, bé sơ sinh bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn, tràn khí màng phổi, tính mạng nguy kịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThực phẩm đóng hộp có nguy cơ bị ngộ độc botulinum nhất. Các loại khác như rau, củ, quả, hải sản, thực phẩm lên men, ủ chua truyền thống như cá chép ủ chua đều có nguy nhiễm độc tố nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHiện tại đang là thời điểm mà thủy đậu bùng phát mạnh. Vậy cần làm thế nào để phòng và chữa loại bệnh này?
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bệnh nhân nhập viện trong trạng thái lơ mơ, tím tái, mệt, chóng mặt, tê tay chân nghi bị ngộ độc chất gây nghiện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrứng gà ngải cứu khi kết hợp với nhau rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có những người không nên ăn trứng gà ngải cứu vì có thể gây hại cho sức khỏe.