- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều trẻ đến viện vì đi "tiểu máu", nhưng bác sĩ lý giải nguyên nhân hóa ra rất đơn giản
Nước tiểu màu đỏ đôi khi không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà có thể do những nguyên nhân ít ai ngờ tới.
Tiểu máu là vấn đề mà bất cứ ai gặp phải cũng đều rất lo sợ bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư. Tuy nhiên có nhiều người không phân biệt được rõ như thế nào là tiểu máu dẫn tới lo sợ quá mức.
Bác sĩ Xie Zongxue, trưởng khoa Cấp cứu Trẻ em của Bệnh viện Liên kết Đại học Y Trung Sơn đã chia sẻ trên mạng xã hội rằng số trường hợp nghi ngờ bị tiểu máu trong những năm qua cứ từ tháng 6 đến tháng 10 đều sẽ tăng vọt. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự là không hề nguy hiểm.
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ:
Hàng năm từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 10, số trường hợp nghi ngờ tiểu máu trong phòng cấp cứu nhi khoa sẽ tăng lên. Lý do chính là thời kỳ này đang mùa cao điểm của thanh long đỏ, trẻ em ăn thanh long đỏ sẽ không chỉ có phân màu đỏ mà ngay cả nước tiểu xuất hiện màu đỏ nhưng đó không phải là tiểu máu mà là do sắc tố.
So với tiểu máu thực sự, nước tiểu đỏ do sắc tố tương đối rõ ràng và không có tạp chất, tiểu máu thường đục và có cảm giác tạp chất.
Nếu trẻ không có các triệu chứng khó chịu như sốt, đau thắt lưng, đi tiểu đau, đi tiểu khó, đi tiểu thường xuyên, thèm ăn, nước tiểu màu đỏ nhạt cộng với việc đã ăn thanh long đỏ khoảng 2, 3 ngày thì rất có thể là do ăn thanh long đỏ, sức khỏe không có vấn đề. Sau 48 giờ, nước tiểu sẽ trở lại bình thường nếu dừng ăn thanh long đỏ. Cha mẹ không nên quá lo lắng.
Sau chia sẻ của bác sĩ, không ít cư dân mạng cũng đã chia sẻ bản thân rơi vào tình huống giống như bác sĩ nói. "Con tôi cũng gặp vấn đề như vậy và sau đó phát hiện ra thằng bé đã ăn thanh long vào ngày hôm trước", cư dân mạng bình luận. Một số người còn hài hước nói rằng: "Ông chủ bán thanh long, xin hãy thêm cảnh báo".
Những nguyên nhân khiến nước tiểu màu đỏ không phải do bệnh tật
Do thực phẩm:
Một số loại thực phẩm có màu đỏ cũng khiến nước tiểu bị chuyển sang màu đỏ như: thanh long, rau dền đỏ, việt quất, mâm xôi, rau dền… Nếu bạn ăn những loại thực phẩm này thì không quá lo ngại sau khi đào thải hết nước tiểu của bạn sẽ dần chuyển về trạng thái bình thường.
Uống thuốc:
Một số loại thuốc nhất là thuốc kháng sinh cũng sẽ khiến nước tiểu có sự thay đổi về màu sắc. Lúc này bạn sẽ thấy nước tiểu có màu xanh hoặc màu đỏ. Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu do nguyên nhân này gây nên. Bạn có thể tư vấn bác sĩ để chuyển sang dùng loại thuốc phù hợp hoặc ngừng sử dụng thuốc nước tiểu sẽ bình thường trở lại.
Phụ nữ có kinh nguyệt:
Khi chị em phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ thấy có máu lẫn trong nước tiểu, thường đây chỉ là máu kinh. Nước tiểu sẽ có màu đỏ, hồng hoặc hơi nâu tùy từng giai đoạn của chu kỳ. Đây cũng là điều hết sức bình thường qua chu kỳ nước tiểu sẽ không còn màu đỏ nữa.
Do luyện tập thể thao quá sức:
Luyện tập thể thao để giúp bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên nếu luyện tập quá sức sẽ khiến hồng cầu lọt vào đường tiểu làm nước tiểu màu đỏ. Nếu do bạn tập luyện thể thao quá sức thì bạn nên điều chỉnh lại cường độ tập để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
- Sức khỏe4 giờ trướcSau khi ăn, bé xuất hiện tình trạng tím tái cả mặt và tay nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
- Sức khỏe4 giờ trướcDanh sách các triệu chứng Covid-19 không ngừng tăng lên với những triệu chứng mới có thể là lời cảnh báo sớm về sự tồn tại của một số biến thể nguy hiểm.
- Sức khỏe8 giờ trướcBản tin 6h ngày 6/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương đã ghi nhận 6 ca; 01 ca còn lại là chuyên gia nhập cảnh được cách ly ngay tại Thái Nguyên.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe20 giờ trướcBản tin 18h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang, Bình Dương và Tây Ninh. Đây là những ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe23 giờ trướcNam sinh ở Chí Linh dương tính SARS-CoV-2 sau 8 lần xét nghiệm
- Sức khỏe1 ngày trướcCác y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa phẫu thuật, cấp cứu thành công một bé trai hơn 4 tuổi bị chó nhà cắn gây tổn thương nặng vùng đầu, có vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé gái mới 8 tuổi ở Đà Lạt đã mắc căn bệnh sa niêm mạc niệu đạo có thể gây hoại tử, nhiễm trùng cũng như sang chấn tâm lý cho bệnh nhi.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcDự kiến ngày 8/3, những liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTheo Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trường hợp BN1823 đang chạy ECMO ở BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, hiện là ngày thứ 20, vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.
- Sức khỏe1 ngày trướcKhi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác.