- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ phòng bệnh cho trẻ mùa đông của bác sĩ nhi khoa
Vào mùa lạnh, không ít phụ huynh băn khoăn không biết con mặc đủ ấm hay chưa, nếu cho trẻ mặc ít sợ lạnh, mặc nhiều sợ trẻ vận động ra mồ hôi bị thấm ngược trở lại.
Những ngày này thời tiết đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Ban đêm, trời lạnh sâu, ban ngày có nắng nhưng hanh khô.
Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường.
Vì vậy, điều rất quan trọng đối với bố mẹ phải biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong thời gian mùa đông mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt vào ban đêm và đi ra ngoài.
Khó khăn của các mẹ là không biết con mình mặc đủ ấm hay chưa, mặc ít thì sợ lạnh, mặc nhiều sợ trẻ vận động ra mồ hôi bị thấm ngược trở lại.
Có một nguyên tắc giúp mẹ nhận biết điều này đó là "4 ấm, 1 lạnh". Khi mặc quần áo cho con, mẹ chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Phần đầu đảm bảo thoáng mát.
Người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài. Ảnh: Đại Lâm
"4 ấm" bao gồm:
1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.
2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa con cần được mặc thêm quần áo.
3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.
4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.
"1 lạnh" như thế nào?
Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.
Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ trong ngày lạnh:
- Mặc quần áo theo lớp: Một số mẹ thấy trời lạnh thường mặc áo len, áo khoác dày cho trẻ nhưng đây không phải cách mặc đồ lý tưởng cho trẻ. Cách tốt nhất là mặc đồ theo lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.
Lớp quần áo trong cùng nên cho trẻ mặc các loại áo quần phông, cotton ôm khít cơ thể, tiếp theo là áo len, áo khoác, khi đi ra ngoài trẻ cần thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, trẻ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.
- Mặc quần áo từ từ: Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
- Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc quấn bé quá nhiều lớp có thể cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.
- Những thứ cần tránh: chăn dày và nặng; nệm mềm và nhẹ; chăn điện hay đệm điện, máy sưởi... Đây là những đồ vật có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ nghẹt thở, bỏng hay mắc kẹt.
Theo Vietnamnet
-
Sức khỏe2 giờ trướcNgoài dấu hiệu vàng mắt, người mắc bệnh gan rất dễ bị bầm tím dưới da dù chỉ là va chạm nhẹ.
-
Sức khỏe2 giờ trướcSau cơn đau đầu đột ngột, người đàn ông ở Thái Nguyên dần mất ý thức, liệt tứ chi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết não trên nền bệnh lý tăng huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt.
-
Sức khỏe2 giờ trướcMỡ bụng dư thừa có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn với bất kỳ nguyên nhân nào, bất kể bạn có bao nhiêu mỡ tổng thể.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNước là cội nguồn của sự sống, nhưng có 2 loại nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
-
Sức khỏe6 giờ trướcUống nước cam trước bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, tiểu đường.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĂn quá cay hoặc ăn đồ cay quá thường xuyên có thể gây loét ruột, xuất huyết dạ dày. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến bạn mãi mãi không thể ăn cay nữa.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, chất béo chuyển hóa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí là tử vong.
-
Sức khỏe21 giờ trướcBộ trưởng Y tế Indonesia vừa cảnh báo về sự nguy hiểm của loại kẹo đang gây sốt có tên chiki ngebul hay còn gọi là “hơi thở của rồng”.
-
Sức khỏe22 giờ trướcKhi đang ân ái với bạn gái, anh Hà bất ngờ khi phát hiện cô có khối u cứng, không đau. Sau khi đi khám, cô nhận kết quả ung thư vú giai đoạn 2.
-
Sức khỏe23 giờ trướcChúng ta thường chi nhiều tiền để tìm kiếm cho mình những "đơn thuốc cho tuổi thọ" mà không biết rằng có những thực phẩm tốt cho sức khỏe lại nằm ngay trong căn bếp nhà mình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCồn ethoxylat trong chất tẩy rửa của máy rửa bát có thể phá hủy ruột. Khi lớp bảo vệ ruột bị hỏng, người dùng dễ mắc viêm dạ dày, tiểu đường, xơ gan, trầm cảm và Alzheimer.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVừa ăn lòng luộc vừa nói chuyện, người đàn ông bị sặc, khó thở, da, môi, đầu chi tím tái phải đi cấp cứu gấp. Bác sĩ gắp ra đoạn lòng dài 25cm nằm giữa hai dây thanh quản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà khoa học vừa phát hiện ra cơ chế khiến virus sởi có thể gây ra một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp nhưng chết người, nhấn mạnh độ nguy hiểm của dịch bệnh được WHO cảnh báo có thể đe dọa nhân loại lần nữa trong năm nay.
-
Sức khỏe1 ngày trướcÁp dụng 3 điều lười biếng của thánh địa trường thọ sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ.