- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhập viện cấp cứu sau khi rắc kháng sinh vào vết thương
Sau khi rắc bột kháng sinh vào vết trầy xước do tai nạn, nam thanh niên bị nhiễm trùng nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Sau tai nạn giao thông, nam thanh niên (18 tuổi, Hà Nội) bị trầy xước nhẹ vùng cẳng chân, gối khoảng 5-6cm. Nghĩ đây chỉ là vết thương nhỏ, ngoài da nên người này chỉ sơ cứu qua loa và không chăm sóc vết thương đúng cách.
Thay vì đến cơ sở y tế để kiểm tra và tư vấn, nam thanh niên này lại nghe theo kinh nghiệm dân gian, dùng thuốc kháng sinh dạng bột rắc trực tiếp lên vết thương. Sau khoảng 2 tuần, vết thương không lành, quanh miệng bắt đầu xuất hiện tình nhiều tổn thương sẩn đỏ.
Bác sĩ chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực, nam thanh niên này vẫn chủ quan không tuân thủ, chọn cách tự điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh đường uống.
Sau 5 ngày, tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn diễn tiến nặng hơn, vết thương chảy dịch mủ, đau đớn, hạn chế đi lại, sẩn đỏ và mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đến khi không thể chịu đựng thêm, nam thanh niên mới quay lại bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, cần dùng kháng sinh mạnh kết hợp chăm sóc y tế tích cực tại viện để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ cho bệnh nhân bị nhiễm trùng. (Ảnh: BVCC)
Theo ThS.BS Phạm Thị Thu Hằng, khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, trường hợp người bệnh này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da là do sự xâm nhập của vi khuẩn qua vết thương hở.
Việc vệ sinh không đúng cách như tự ý sử dụng thuốc rắc lên bề mặt vết thương làm ngăn quá trình tự tái tạo của cơ thể mà còn có nguy cơ gây kích ứng da, tạo môi trường yếm khí giúp vi khuẩn phát triển thuận lợi hơn.
Bác sĩ cảnh báo, việc chăm sóc vết thương đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da. Ngay khi bị trầy xước hoặc tổn thương, người bệnh cần rửa sạch vết thương, sử dụng các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa vết thương hàng ngày với nước muối sinh lý, nên để vết thương thông thoáng tạo điều kiện cho quá tình lành da.
Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian như rắc bột thuốc kháng sinh, đắp lá cây hay bất kỳ nguyên liệu không được kiểm chứng khác lên vết thương. Những cách làm này không chỉ không đảm bảo vệ sinh mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng kháng sinh không theo chỉ định có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
ThS.BS Phạm Thị Thu Hằng khuyến cáo, thông qua trường hợp người bệnh này cho thấy rằng ngay cả vết thương nhỏ, nếu không được xử lý đúng cách, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Người dân cần thay đổi nhận thức, không xem nhẹ các vết thương ngoài da, đặc biệt khi có dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, chảy dịch mủ, đau tăng dần hoặc sốt, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đừng chủ quan với các vết thương nhỏ, bởi chúng có thể trở thành "cửa ngõ" cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra những biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Theo VTC News
-
Sức khỏe45 phút trướcLuật Bảo hiểm y tế quy định một số trường hợp mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng tuyến trên, khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
-
Sức khỏe1 giờ trướcLiên quan đến vụ thông tin “dùng mỹ phẩm thoa da để tiêm vào mặt”, hôm nay nguồn tin cho biết, Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ đã báo cáo Sở Y tế.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĐiều trị mất ngủ bằng thảo dược tự nhiên là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn, dưới đây là 8 bài thuốc điều trị mất ngủ từ cây thuốc dân gian.
-
Sức khỏe7 giờ trướcXuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở sau khoảng 6 tháng bị mèo cào vào chân, người phụ nữ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau đó tử vong.
-
Sức khỏe9 giờ trướcChị M. bị sốt cao và mệt mỏi nhiều kéo dài 2 tuần. Các bác sĩ đã xác định nguyên nhân nguy kịch của nữ bệnh nhân từ vết đốt ở vùng nhạy cảm.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau khi ăn bánh mì tại một tiệm bán trên đường ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hàng chục người xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau bụng và được đưa vào bệnh viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhi nói đến bệnh lý của huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh cao huyết áp. Không nhiều người biết huyết áp thấp cũng nguy hiểm chẳng kém. Cùng với các biện pháp điều trị, liệu pháp ăn uống cũng giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác gia đình Nhật thường ăn cơm 2-3 bữa mỗi ngày nhưng tỷ lệ béo phì rất thấp so với những nước phát triển.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/11, BS Nguyễn Hoàng Duy, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng do bị ong đốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu đen là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn đậu đen.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người vẫn thường kết hợp táo đỏ, kỷ tử, long nhãn làm thức uống hàng ngày, vậy uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcỚt chuông với nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống mùa đông sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và hỗ trợ tiêu hóa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.