- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19
Tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nêu ra mệnh lệnh: “Luôn trong tâm thế chủ động, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch bệnh lần 2”. Cũng tại hội nghị, các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân COVID-19.
Sáng ngày 21/7, tại Hội nghị khoa học kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đã khẳng định rằng, dịch COVID-19 là đại dịch chưa từng có tiền lệ. Cho tới nay, chưa có quốc gia nào khẳng định COVID-19 đã kết thúc. Đại dịch ngày càng phát triển phức tạp và có thể quay trở lại khi gần đây liên tục xuất hiện các biến chủng mới như BA.4, BA.5...
Thực trạng nhiễm nhấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân COVID-19
Trong các bài báo cáo trong hội nghị có một vài thực trạng bệnh liên quan tới bệnh nhân từng mắc COVID-19 cần chú ý như tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và thực trạng siêu nhiễm trùng ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19.
Nhiễm nấm xâm lấn là tình trạng khi có mặt của nấm sợi hoặc nấm men ở các mô sâu được xác nhận bằng xét nghiệm nuôi cấy hoặc mô bệnh học. Quá trình hình thành nấm xâm lấn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là động lực của tác nhân gây bệnh và sự suy giảm miễn dịch của chủ thể.
Theo báo cáo, có tới 125/754 bệnh nhân COVID-19 được thu dung, điều trị tại khoa Hồi sức, Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện Quân y 175 từ 22/7/2021 tới 5/4/2022 đủ điều kiện để được chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn kèm theo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: "Quyết tâm không để TP.HCM tái dịch bệnh lần 2. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, đó chính là mệnh lệnh".
Theo đó, bệnh nhân COVID-19 nhiễm nấm xâm lấn thường là những bệnh nhân nguy kịch, có tỷ lệ tử vong cao, khả năng phân lập được vi nấm và chẩn đoán xác định chắc chắn nhiễm nấm xâm lấn còn khó khăn. Có sự thay đổi cơ cấu các loài nấm được phân lập ở bệnh nhân COVID-19.
Thực trạng siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng được các chuyên gia cảnh báo. Tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tử vong. Căn nguyên siêu nhiễm trùng đa dạng bao gồm cả vi khuẩn.
Trong gần một năm hoạt động, trung tâm đã tiếp nhận hơn 6.500 ca nệnh nặng và vừa. Trong đó có 3.407 mẫu bệnh phẩm của 610 bệnh nhân được gửi lên khoa Vi sinh để nuôi cấy định danh vi khuẩn/ vi nấm.
Sẵn sàng, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: "Sáng nay, khi tôi trở lại Bệnh viện Quân Y 175 sau một thời gian dài thì tôi rất mừng khi nhận thấy sự thay đổi, khởi sắc của bệnh viện. Số lượng bệnh nhân tới khám rất là đông, có tới 1.700 bệnh nhân nội trú. Đây là tín hiệu cho thấy tình hình COVID-19 đã được kiểm soát, cuộc sống của người dân cũng như công tác khám chữa bệnh của bệnh viện đã đi vào bình thường mới".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thế giới vẫn coi đây là đại dịch, đặc biệt gần đây xuất hiện thêm nhiều biến chủng đáng quan ngại như BA.4, BA.5.
"Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải luôn trong tâm thế chủ động mọi điều kiện, diễn biến của dịch, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch bệnh lần 2. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, đó chính là mệnh lệnh." - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
Ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: "Chúng tôi rất mong muốn thông qua các hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xét nghiệm, thu dung và điều trị COVID-19, hoạt động tiêm chủng vaccine như thế này sẽ giúp cho các chuyên gia, các y bác sĩ rút ra được các bài học, các kinh nghiệm hết sức quý giá. Hy vọng rằng, từ các bài học, kinh nghiệm đến từ 30 bài báo cáo về COVID-19 sẽ có thể phục vụ cho chiến lược chống dịch thời gian sắp tới khi dịch đang có các diễn biến phức tạp".
Theo Sức khỏe đời sống
-
Sức khỏe10 giờ trướcSau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Bộ trưởng Y tế đã qua đời ngày 24/1.
-
Sức khỏe16 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy một người đàn ông nhiễm hàng trăm trứng sán dây do thói quen ăn thịt lợn chưa chín kỹ.
-
Sức khỏe16 giờ trướcChè xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gặp những tác dụng phụ không tốt.
-
Sức khỏe20 giờ trướcVào những ngày Tết, mọi người thường ăn uống và sinh hoạt thất thường, do đó làm tăng nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTrẻ bị viêm phổi, gia đình cho con uống mật cá trắm để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, nhưng ít phút sau trẻ bất ngờ tím tái, suy hô hấp
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nhiều rượu làm tăng 22% nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ và 13% nguy cơ ở nam giới.
-
Sức khỏe1 ngày trước28 học sinh nhập viện sau khi nhặt được lọ nước màu hồng và chia nhau uống. Trong đó có 5 trẻ phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChanh, loại quả nhỏ bé với vị chua đặc trưng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực và văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp, chanh còn được biết đến như một "thần dược" tự nhiên với vô vàn lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng mật ong không đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHành tây rất quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng biết nó có công dụng gì với sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột kiểu ăn bất thường vừa được chứng minh là an toàn và có thể cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, làm tan mỡ bụng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRượu bia là thức uống phổ biến trong các dịp lễ tết, liên hoan, gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 "siêu thực phẩm" với khả năng chống say rượu cực tốt mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông thường khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xương khớp... Bên cạnh việc giữ ấm, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mùa đông. Dưới đây là 5 loại thực phẩm màu đen dễ tìm giúp tăng cường sức khỏe trong mùa đông cực tốt.