- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều người bỏ tinh bột để giảm cân, PGĐ BV Nội tiết nhấn mạnh đó là sai lầm trầm trọng!
Thứ hai, 02/10/2017 19:41
Theo TS. Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện có rất nhiều người sợ béo mà không ăn cơm hay các sản phẩm có nhiều tinh bột, đây là quan niệm sai lầm.
Theo TS. Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện có rất nhiều người sợ béo mà không ăn cơm hay các sản phẩm có nhiều tinh bột, đây là quan niệm sai lầm.
Béo vù vù vì nhịn cơm ăn khoai
Trong chuyến đi công tác về tỉnh Hà Tĩnh, khám bệnh cho người dân ở đây, TS. Phan Hướng Dương giật mình vì nhìn thấy nhiều bà con ở địa phương đã nhịn cơm ăn khoai sọ, ăn miến.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị C. 56 tuổi, bị tiểu đường 5 năm. Khi khám cho bệnh nhân, đường máu vẫn tăng và cân nặng tương tự. Bà C cho biết mình nhịn cơm không dám ăn cơm mà chỉ ăn khoai sọ vì nhà trồng được nhiều khoai sọ.
Lúc này, bác sĩ cũng ngạc nhiên vì lần khám trước bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân nhưng bà C cho rằng mình được người ta rỉ tai nói ăn khoai sọ tốt cho bệnh tiểu đường, thậm chí nhà trồng khoai sọ chẳng dám bán mà chỉ để ăn dần vì nghĩ rằng món ăn này tốt.
Hay trường hợp của chị Vũ Thị H. 41 tuổi, ở Hà Nội cũng tương tự. Chị H. bị tiểu đường từ năm 36 tuổi do béo phì. Để giảm cân, chị H đã nói không với cơm trắng từ lâu. Buổi sáng chị ăn chút hoa quả, buổi trưa ăn vặt ở cơ quan và tối về chị chỉ ăn rau và thịt không ăn hạt cơm nào.
Tuy nhiên, cân nặng vẫn không giảm, đường huyết vẫn tăng mà chị H, cảm thấy mệt mỏi hơn. Chị đi khám lại thêm bệnh tăng huyết áp nhưng khi chị nói với bác sĩ không ăn cơm gần 2 năm nay, đến bác sĩ cũng giật mình.

Quan điểm không ăn tinh bột là sai lầm trầm trọng
Theo khuyến cáo của thế giới, 1 ngày tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì não của chúng ta hoạt động nhờ đường. Não chỉ sử dụng đường, không sử dụng chất béo, thịt. 50 – 60 % chất bột đường được não sử dụng nên chúng ta bỏ qua bột đường, thấy đường máu cao không ăn nữa là sai lầm.
Không ăn tinh bột não cần đường để hoạt động khi đó cơ thể bắt buộc phải chuyển hoá sinh ra chất bột đường từ thịt, từ chất béo, đây là quá trình chuyển hoá phức tạp hơn và sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể vì nó phải đào thải trong quá trình chuyển hoá nên các chuyên gia đã tính toán ít nhất 1 ngày chúng ta cần 130 gram tinh bột nếu ăn không đủ không được.
Nếu ăn 1 bát phở tương đương với khoảng 80 gram tinh bột, 1 bát xôi 120 gram tinh bột, bát cháo 40 gram tinh bột và mỗi người phải biết cân nhắc sao cho tỷ lệ các chất bột đường và chất béo, chất đạm phải tổng hoà.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…
Chất bột đường trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế tinh bột.
Tuy nhiên không được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do tinh bột được chấp nhận là 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.
Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).
Ngày càng nhiều trẻ bị tiểu đường tuyp 2
TS. Dương cho biết nếu trước đây bệnh này chỉ ở những người từ 40 tuổi trở lên thì hiện nay rất nhiều cháu bé 11, 12 tuổi bị đái tháo đường tuyp 2 suốt ngày các cháu chỉ học, không có thời gian tập luyện, ăn lại nhiều thực phẩm năng lượng cao như bánh mì, xôi thịt, thức ăn nhanh.
Cha mẹ các cháu chỉ quan tâm tới việc học của con mà ít quan tâm tới lối sống, ăn uống, tập luyện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.
Khi các cháu vào viện, kết quả khám cho thấy trẻ đã mắc đái tháo đường tuyp 2 từ trước đó và có cháu bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị bệnh.

TS BS. Phan Hướng Dương
Nếu cha mẹ các cháu không hợp tác cùng bác sĩ điều trị từ thay đổi lối sống, dinh dưỡng và tập luyện thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên, có những cháu sau khi được bác sĩ tư vấn kỹ dinh dưỡng và tập luyện thì có những cháu 5 năm không phải dùng thuốc nữa.
Có những gia đình bố mẹ phải phân chia nhau đi tập thể dục cùng con. Nếu bố mẹ không đồng hành cùng con trong điều trị đái tháo đường tuyp 2 thì cũng không có tác dụng bởi vì trẻ nhỏ chưa ý thức được bệnh tật, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tạo cho con lối sống lành mạnh, tập luyện, hạn chế đồ uống có gas và các thực phẩm giàu năng lượng để phòng bệnh tiểu đường tuyp 2.
Béo vù vù vì nhịn cơm ăn khoai
Trong chuyến đi công tác về tỉnh Hà Tĩnh, khám bệnh cho người dân ở đây, TS. Phan Hướng Dương giật mình vì nhìn thấy nhiều bà con ở địa phương đã nhịn cơm ăn khoai sọ, ăn miến.
Trường hợp của bà Nguyễn Thị C. 56 tuổi, bị tiểu đường 5 năm. Khi khám cho bệnh nhân, đường máu vẫn tăng và cân nặng tương tự. Bà C cho biết mình nhịn cơm không dám ăn cơm mà chỉ ăn khoai sọ vì nhà trồng được nhiều khoai sọ.
Lúc này, bác sĩ cũng ngạc nhiên vì lần khám trước bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho bệnh nhân nhưng bà C cho rằng mình được người ta rỉ tai nói ăn khoai sọ tốt cho bệnh tiểu đường, thậm chí nhà trồng khoai sọ chẳng dám bán mà chỉ để ăn dần vì nghĩ rằng món ăn này tốt.
Hay trường hợp của chị Vũ Thị H. 41 tuổi, ở Hà Nội cũng tương tự. Chị H. bị tiểu đường từ năm 36 tuổi do béo phì. Để giảm cân, chị H đã nói không với cơm trắng từ lâu. Buổi sáng chị ăn chút hoa quả, buổi trưa ăn vặt ở cơ quan và tối về chị chỉ ăn rau và thịt không ăn hạt cơm nào.
Tuy nhiên, cân nặng vẫn không giảm, đường huyết vẫn tăng mà chị H, cảm thấy mệt mỏi hơn. Chị đi khám lại thêm bệnh tăng huyết áp nhưng khi chị nói với bác sĩ không ăn cơm gần 2 năm nay, đến bác sĩ cũng giật mình.

Quan điểm không ăn tinh bột là sai lầm trầm trọng
Theo khuyến cáo của thế giới, 1 ngày tối thiểu phải ăn 130 gram tinh bột vì não của chúng ta hoạt động nhờ đường. Não chỉ sử dụng đường, không sử dụng chất béo, thịt. 50 – 60 % chất bột đường được não sử dụng nên chúng ta bỏ qua bột đường, thấy đường máu cao không ăn nữa là sai lầm.
Không ăn tinh bột não cần đường để hoạt động khi đó cơ thể bắt buộc phải chuyển hoá sinh ra chất bột đường từ thịt, từ chất béo, đây là quá trình chuyển hoá phức tạp hơn và sản sinh ra các chất không tốt cho cơ thể vì nó phải đào thải trong quá trình chuyển hoá nên các chuyên gia đã tính toán ít nhất 1 ngày chúng ta cần 130 gram tinh bột nếu ăn không đủ không được.
Nếu ăn 1 bát phở tương đương với khoảng 80 gram tinh bột, 1 bát xôi 120 gram tinh bột, bát cháo 40 gram tinh bột và mỗi người phải biết cân nhắc sao cho tỷ lệ các chất bột đường và chất béo, chất đạm phải tổng hoà.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…
Chất bột đường trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế tinh bột.
Tuy nhiên không được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do tinh bột được chấp nhận là 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.
Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).
Ngày càng nhiều trẻ bị tiểu đường tuyp 2
TS. Dương cho biết nếu trước đây bệnh này chỉ ở những người từ 40 tuổi trở lên thì hiện nay rất nhiều cháu bé 11, 12 tuổi bị đái tháo đường tuyp 2 suốt ngày các cháu chỉ học, không có thời gian tập luyện, ăn lại nhiều thực phẩm năng lượng cao như bánh mì, xôi thịt, thức ăn nhanh.
Cha mẹ các cháu chỉ quan tâm tới việc học của con mà ít quan tâm tới lối sống, ăn uống, tập luyện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ.
Khi các cháu vào viện, kết quả khám cho thấy trẻ đã mắc đái tháo đường tuyp 2 từ trước đó và có cháu bắt buộc phải tiêm insulin để điều trị bệnh.

TS BS. Phan Hướng Dương
Nếu cha mẹ các cháu không hợp tác cùng bác sĩ điều trị từ thay đổi lối sống, dinh dưỡng và tập luyện thì việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên, có những cháu sau khi được bác sĩ tư vấn kỹ dinh dưỡng và tập luyện thì có những cháu 5 năm không phải dùng thuốc nữa.
Có những gia đình bố mẹ phải phân chia nhau đi tập thể dục cùng con. Nếu bố mẹ không đồng hành cùng con trong điều trị đái tháo đường tuyp 2 thì cũng không có tác dụng bởi vì trẻ nhỏ chưa ý thức được bệnh tật, mức độ nguy hiểm của đái tháo đường.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tạo cho con lối sống lành mạnh, tập luyện, hạn chế đồ uống có gas và các thực phẩm giàu năng lượng để phòng bệnh tiểu đường tuyp 2.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
- Sức khỏe2 giờ trướcSau tiêm, nếu thấy có bất cứ biểu hiện khó chịu, bứt rứt, vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban…, người được tiêm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Sức khỏe3 giờ trướcDịp Tết tuy đã qua, người đi làm, người đi học… nhưng những rắc rối từ kỳ nghỉ Tết vẫn kéo theo. Ăn uống quá nhiều trong dịp lễ Tết thực sự có thể gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe.
- Sức khỏe6 giờ trướcBản tin 6h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 2 ca mắc mới COVID-19 tại Kiên Giang. Đây là những trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.509 bệnh nhân.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe19 giờ trướcCác ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại Hải Dương đều là F1 đã được cách ly tập trung.
- Sức khỏe22 giờ trướcNgoài 3 tuổi con chị Phượng vẫn ốm yếu, còi cọc, chưa được 10 kg. Đưa con đi khám, bác sĩ nói con chị bị chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng.
- Sức khỏe22 giờ trướcKhi chúng ta già đi, cơ thể bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ được một số thói quen xấu trong cuộc sống và nuôi dưỡng lối sống lành mạnh thì có thể làm chậm quá trình lão hóa.
- Sức khỏe1 ngày trướcSau khi ăn, bé xuất hiện tình trạng tím tái cả mặt và tay nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
- Sức khỏe1 ngày trướcDanh sách các triệu chứng Covid-19 không ngừng tăng lên với những triệu chứng mới có thể là lời cảnh báo sớm về sự tồn tại của một số biến thể nguy hiểm.
- Sức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h ngày 6/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương đã ghi nhận 6 ca; 01 ca còn lại là chuyên gia nhập cảnh được cách ly ngay tại Thái Nguyên.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang, Bình Dương và Tây Ninh. Đây là những ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay.