Nhiều người ở TP.HCM tiêm phòng dại do bị chó mèo cắn dịp Tết

Trong dịp đầu năm Quý Mão, nhiều người đến thăm nhà, chúc Tết nhau có thể nảy sinh tình huống bị tấn công bởi các loài động vật như chó, mèo.

Nhiều người ở TP.HCM tiêm phòng dại do bị chó mèo cắn dịp Tết-1
Những vết thương do súc vật cắn có nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh dại rất cao. Ảnh: Đức Anh.

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, chia sẻ tại cuộc họp với lãnh đạo Viện Pasteur TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM, sáng 31/1.

Theo bác sĩ Dũng, trong đợt Tết vừa qua, tình hình tiêm chủng vaccine phòng bệnh dại tại đơn vị này tăng rõ rệt.

Trong đó, tổng số lượng tiêm phòng dại là 1.365 lượt. Các trường hợp tiêm chủng do chó cắn, đả thương là 496, bệnh mèo cào là 55; cắn và đả thương do động vật có vú khác là 29; chuột cắn là 8; trường hợp còn lại đa số tiêm chủng phòng uốn ván đơn độc.

Nhiều người ở TP.HCM tiêm phòng dại do bị chó mèo cắn dịp Tết-2

Bác sĩ Dũng cho biết nguyên nhân khiến số lượt tiêm phòng dại tăng cao có thể là người dân đến chúc Tết, thăm hỏi nhau nên bị chó, mèo và các động vật nuôi tấn công.

Ngoài ra, trong đợt nghỉ Tết, hầu hết cơ sở y tế tiêm phòng vaccine đều nghỉ nên số liệu này có thể được xem như con số chung của cả TP.HCM.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải được điều trị dự phòng bằng vaccine dại. Khoảng 60.000-70.000 người chết vì căn bệnh này, chủ yếu được báo cáo ở các nước thuộc vùng nhiệt đới.

Từ năm 1920, vaccine phòng dại cho vật nuôi đã ra đời, giúp căn bệnh này gần như không còn xuất hiện ở các nước phát triển. Song, bệnh dại vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực châu Phi.

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết tỉnh/thành phố. Những năm 1990-1995, tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi năm có 350-500 ca tử vong. Nhờ các biện pháp tăng cường chống bệnh dại từ năm 1996 tỷ lệ mắc và tử vong vì bệnh dại giảm rõ rệt. Song, từ năm 2004, số ca bệnh tăng lên, tập trung ở một số địa phương nhất định.

Những vết thương do súc vật cắn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể gây bệnh uốn ván hoặc bệnh dại.

Virus dại lây nhiễm sau khi động vật mang bệnh cào, cắn vật chủ mới. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), một khi người mắc xuất hiện triệu chứng, gần như khả năng cứu chữa là bằng 0.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/nhieu-nguoi-o-tphcm-tiem-phong-dai-do-bi-cho-meo-can-dip-tet-post1397711.html

tiêm phòng dại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.