Nhiều người Việt đang gieo rắc nguy cơ loét, ung thư dạ dày cho nhau bằng 1 việc ai cũng làm khi nhà có khách

Từ trước đến nay, người Việt có thói quen gắp thức ăn cho nhau để thể hiện lòng hiếu khách. Tuy nhiên theo giới chuyên môn, thói quen này có thể dẫn đến việc lây lan một loại vi khuẩn gây ra loét, ung thư dạ dày.

Từ trước đến nay, người Việt có thói quen gắp thức ăn cho nhau để thể hiện lòng hiếu khách. Tuy nhiên theo giới chuyên môn, thói quen này có thể dẫn đến việc lây lan một loại vi khuẩn gây ra loét, ung thư dạ dày.

Vô tình "tặng nhau" vi khuẩn gây bệnh nan y

Theo nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học đến từ trường nha khoa Case Western Reserve (Mỹ), trong khoang miệng có chứa khoảng 700 loại vi khuẩn, bên cạnh những vi khuẩn có lợi thì nhiều vi khuẩn trong số đó có khả năng gây bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan… có thể lây qua đường ăn uống chung.

Nhiều người Việt đang gieo rắc nguy cơ loét, ung thư dạ dày cho nhau bằng 1 việc ai cũng làm khi nhà có khách-1

Chia sẻ thêm về những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác, bác sĩ Cao Hồng Phúc (Giảng viên Học viện Quân y) cho biết: "Trong khoang miệng và trong hệ tiêu hóa có chứa rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta gắp thức ăn cho người khác vi khuẩn này sẽ đi theo đường dịch tiêu hóa, dính và ngấm vào thức ăn rồi đi vào người đối diện, trong đó có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị…".

Bác sĩ Phúc khẳng định rằng văn hóa gắp thức ăn, dùng chung bát, đũa, thìa mà nhiều người Việt vẫn duy trì có nguy cơ lây bệnh cho người khác, dù người gắp không hề có ý lây truyền nhưng sẽ vô tình truyền đi các loại vi khuẩn có hại.

Nguy cơ đối mặt với viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày từ vi khuẩn HP

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), thì Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này chính là thủ phạm chính gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa…

Có nhiều đường khác nhau gây lây lan vi khuẩn HP, tuy nhiên HP lại có nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu qua đường ăn uống. Ở nước ta, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người nhiễm HP cao là do thói quen ăn dùng chung đụng bát, đũa trong ăn uống.

"Vi khuẩn HP là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày… Dùng chung đũa gắp thức ăn cho nhau có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành", Bác sĩ Cao Hồng Phúc cho biết.

Bình thường thì loại vi khuẩn này không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Bác sĩ Phúc cũng cho rằng, vì thói quen này có thể gây hại nên tốt nhất chúng ta nên thay đổi, không nên dùng chung đũa, ăn chung bát, thìa, chấm chung bát nước mắm, uống chung cốc rượu…

Một số lưu ý khi có ý định gắp thức ăn cho người khác

Dù sao đi nữa, gắp thức ăn cũng là một nét văn hóa thể hiện tinh thần hiếu khách của người Việt. Nếu có ý định gắp thức ăn cho người khác, người Việt có thể dùng cách sau để đảm bảo sức khỏe cho cả hai bên:

- Sử dụng vật dụng riêng, không phải đồ dùng chung của bất kỳ ai để gắp thức ăn cho người khác.

- Có thể quay đầu đũa để gắp thức ăn cho người khác.

- Tuyệt đối không dùng vật dụng gắp đồ sống để gắp thức ăn cho người khác.

- Khi dự tiệc, liên hoan hãy sử dụng vật dụng sạch chuyên dùng để gắp thức ăn vào đĩa rồi sau đó sử dụng thìa, đũa của riêng mình ăn.

Theo Trí Thức Trẻ


vi khuẩn HP

loét dạ dày

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.