Nhìn bông sau khi lấy ráy tai có thể "vạch mặt" căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể đang âm thầm gánh chịu

Ráy tai là thành phần quan trọng giúp cản bụi và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai, do đó, nếu đủ tinh tế, bạn sẽ nhận ra những vấn đề cơ thể thông qua điều này.

Ráy tai là thành phần quan trọng giúp cản bụi và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tai, do đó, nếu đủ tinh tế, bạn sẽ nhận ra những vấn đề cơ thể thông qua điều này.

Màu sắc của các chất thải trong cơ thể như nước tiểu, phân, nước mũi... từ lâu đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh cho mọi người và mang lại kết quả chính xác.

Ráy tai cũng vậy, chúng phản ánh sức khỏe của chủ nhân khá chính xác và có thể được dùng làm phương tiện xác định những vấn đề sức khỏe.

Brett Comer, giáo sư kiêm nhà nghiên cứu sinh học tại Mỹ cho hay, dù thể hiện tình trạng cơ thể khá chính xác nhưng loại chất thải cơ thể này lại không được nhiều người chú ý.

Bởi vẻ mất vệ sinh từ màu sắc và đặc tính của những chiếc bông sau khi ngoáy tai, ít người đủ kiên nhẫn để quan sát tỉ mỉ và phân tích chúng.

Tuy nhiên, hãy tham khảo những thông tin sau và có thể, lần tới sau khi ngoáy tay, bạn sẽ muốn “ngắm nghía” sản phẩm của mình lâu hơn trước khi vứt chúng vào thùng rác:

Lấy ráy tai đừng vội vứt đi, chúng sẽ giúp bạn vạch mặt căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể đang âm thầm gánh chịu - Ảnh 1.
Ráy tai phản ánh sức khỏe của bạn khá chính xác.

Bông ngoáy tai ẩm và có màu hơi xanh

Đây có thể là hiện tượng xảy ra khi bạn vừa hoạt động mạnh và đổ mồ hôi nhiều. Steward Kent, nhà nghiên cứu kiêm chuyên gia y sinh tại Học viện Khoa học và Phát triển Y dược Anh cho biết, mồ hôi có thể khiến dịch tai trở nên ẩm ướt và biến thành màu xanh.

Nếu bạn không đổ mồ hôi nhiều mà bông ngoáy tai có màu xanh lá hoặc vàng sậm thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm khuẩn khu vực này.

Bông ngoáy quá khô hoặc dính

Khi gặp hiện tượng này, đừng quá hoảng sợ bởi đây có thể là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Theo nghiên cứu của Tạp chí Gen tự nhiên, những người ở các khu vực khác nhau sở hữu những đặc tính cơ thể khác nhau.

Dịch trong tai cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, nếu ráy tai của bạn đột nhiên biến đổi về đặc tính mà trong quá khứ chưa từng có, hãy chú ý tới điều này.

Các nhà khoa học cảnh báo đây có thể là dấu hiệu thể hiện một số rối loạn trong cơ thể.

Lấy ráy tai đừng vội vứt đi, chúng sẽ giúp bạn vạch mặt căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể đang âm thầm gánh chịu - Ảnh 2.
Mồ hôi có thể khiến dịch tai trở nên ẩm ướt và biến thành màu xanh.

Bông quá “bốc mùi”

Hiện tượng bông ngoáy tai cho “sản phẩm” quá nặng mùi có thể đánh dấu sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vực tai giữa của bạn.

Nghiêm trọng hơn, đây còn có thể là dấu hiệu cho thấy khu vực tai giữa bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện tượng này là nguyên nhân dẫn tới một số tổn thương tai mãn tính rất nghiêm trọng.

Smanda Shuly, nhà dược sĩ học kiêm chuyên gia y khoa tại Đại học Massachuset (Mỹ) cho hay, cảm giác mất thăng bằng cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết khoang tai của mình đang gặp trục trặc không nhỏ.

Bởi chức năng đóng góp dữ liệu cho hệ tiền đình, khi tai giữa bị tổn thương, khả năng thăng bằng của bạn cũng bị suy giảm đáng kể.

Chảy dịch tai

Chuyên gia nghiên cứu Derry Mark tại Khoa chẩn đoán và nghiên cứu sức khỏe tại Viện y khoa Trung ương Hà Lan cho hay, vi khuẩn và vi sinh vật sản sinh trong khoang tai có khả năng biến đổi cấu trúc lớp da và tạo nên những khối cholesterol thừa.

Những khu vực này thường đi kèm với mủ khiến tai bạn thường xuyên ù và gặp hiện tượng chảy dịch.

Chuyên gia Mark cũng cho hay, một vài hiện tượng như đau hay cảm thấy áp lực vùng tai cũng là dấu hiệu đáng để lưu tâm. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có giải pháp điều trị sớm nhất.

Lấy ráy tai đừng vội vứt đi, chúng sẽ giúp bạn vạch mặt căn bệnh nguy hiểm mà cơ thể đang âm thầm gánh chịu - Ảnh 3.
Hiện tượng bông ngoáy tai cho “sản phẩm” quá nặng mùi có thể đánh dấu sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vực tai giữa của bạn.

Bông ngoáy… trống không

Nếu bông ngoáy tai của bạn không để lộ một dấu hiệu nào chứng tỏ có ráy tai, rất có thể tần suất vệ sinh của bạn đã quá cao.

Tuy nhiên, Tiến sĩ y khoa kiêm dược sĩ học Darle Victor cho hay: "Nếu hiện tượng này xảy ra trong khi thỉnh thoảng bạn mới ngoáy tai, rất có thể đây là biểu hiện của chứng viêm giác mạc obturans".

Ông cho biết, đây là hiện tượng khá hiếm gặp khi ráy tai “trốn” kĩ vào bên trong tai và không chịu thải ra ngoài như bình thường.

Đi kèm với đó, những người gặp hội chứng này còn có thể gặp các hiện tượng như đau, ù, nặng tai.

Ráy tai bong từng mảng

Đừng lo lắng bởi đây không phải bệnh mà chỉ là một hiện tượng bình thường và tự nhiên của cơ thể. Stew Benlay, nhà nghiên cứu y sinh tại Hội dược sĩ Pháp cho hay: "Như một hiện tượng tự nhiên, mọi cơ quan của cơ thể dần dần già đi và không bộ phận nào thoát khỏi quá trình lão hóa.

Ráy tai cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi lượng dịch nhầy cung cấp độ ẩm không còn nhiều để giữ chúng có độ dẻo như trước".

Benlay cũng cho hay, hiện tượng này phần lớn không biểu hiện rõ ràng mà chỉ diễn ra từ từ theo thời gian.

Nếu đột nhiên bạn nhận thấy lớp ráy tai khác biệt lớn, hãy ghé thăm các trung tâm y khoa để được nhận những tư vấn tốt nhất.

Theo Trí Thức Trẻ

ngoáy tai

bông ngoáy tai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.