- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những dịch bệnh diễn biến nóng nhất tại Hà Nội
Dù đã hạ nhiệt nhưng mỗi ngày Hà Nội vẫn ghi nhận hơn 80 ca Covid-19 mới. Bên cạnh đó, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng đã bật tăng trở lại sau một tuần hạ nhiệt.
Mỗi ngày Hà Nội có thêm 81 F0
Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 570 ca mắc Covid-19, 0 trường hợp tử vong. Số ca mắc giảm 3,4% so với tuần trước (590 ca).
Trung bình mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận 81 F0 mới. Bệnh nhân ghi nhận tại 25/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó một số quận huyện ghi nhận số mắc cao như: Đông Anh (83), Sóc Sơn (64), Bắc Từ Liêm (60), Đống Đa (43).
Cộng dồn trong năm 2022, thành phố đã phát hiện 1.586.482 ca mắc Covid-19, 1.033 ca tử vong.
Năm 2022, Hà Nội cũng đã tiến hành giải trình tự gen 470 mẫu bệnh phẩm dương tính tại cộng đồng, hiện biến thể Omicron vẫn là biến thể lưu hành chính đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 448/470 mẫu (95,3%) nhiễm biến thể Omicron; còn lại 22/470 mẫu (4,7%) nhiễm biến thể Delta.
Biến thể BA.5 và các dòng phụ của nó tiếp tục chiếm ưu thế và đã ghi nhận tại 24/30 quận, huyện.
Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, tình hình dịch vẫn đang được kiểm soát, số ca mắc trong tuần ghi nhận giảm so với tuần trước.
Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cấp bổ sung vaccine cho nhóm đối tượng này (104.000 liều).
Bệnh nhân sốt xuất huyết bật tăng trở lại
Sau một tuần hạ nhiệt, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội đã bật tăng trở lại.
Cụ thể, trong tuần 44, thành phố có thêm 1.312 ca mắc, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng 8,9% so với tuần trước (1.205/3).
Phân bố số ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết Dengue theo tuần.
Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã, một số đơn vị có số ca mắc cao là: Hà Đông (148), Thanh Oai (127), Phú Xuyên (110), Đống Đa (101).
Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 10.716 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (3.020 ca mắc, 0 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
Túyp virus Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.
Về các ổ dịch, trong tuần Thủ đô cũng ghi nhận thêm 58 ổ dịch mới tại: Hoàng Mai (16), Thanh Oai (6), Bắc Từ Liêm (5), Hà Đông (5), Thanh Trì (5), Hai Bà Trưng (5), Chương Mỹ (3), Đống Đa (3), Phú Xuyên (2), Long Biên (2), Hoài Đức (2), Gia Lâm (1), Đan Phượng (1), Phúc Thọ (1), Tây Hồ (1).
Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cộng dồn năm 2022, Hà Nội đã ghi nhận 871 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động, tại 24 quận, huyện.
Trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất (200); Phượng Trì, Phùng, Đan Phượng (73); Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai (53).
Trong tuần, lực lượng chức năng đẩy mạnh giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại: ổ dịch Vũ Lăng, Dân Hòa, Thanh Oai; ổ dịch ngõ 62 Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa; ổ dịch thôn Thao Nội, Sơn Hà, Phú Xuyên.
Theo CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.
Thành phố cũng sẽ tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao. Từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Ca mắc tay chân miệng tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ
Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 12 trường hợp mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, số ca mắc giảm 5 trường hợp so với tuần trước (17/0). Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 1.572 ca mắc, 0 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (212/0).
Phân bố số ca mắc tay chân miệng theo tuần năm 2021, 2022.
Trong khi đó trên toàn khu vực miền Bắc tuần qua đã ghi nhận 22 trường hợp mắc tay chân miệng, không có tử vong. So với tuần trước số ca mắc giảm 66%.
Tích lũy từ đầu năm 2022 đến nay, miền Bắc ghi nhận 7.329 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2021 (1.681), số ca mắc tăng gấp 3 lần.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe9 phút trướcChỉ sau một ly rượu, Izzy trải qua những cơn đau và đầu nhức như muốn nổ tung.
-
Sức khỏe1 giờ trướcKhám thai định kỳ ở tuần 21, thai phụ 28 tuổi phát hiện có dấu hiệu dọa đẻ non khi cổ tử cung mở 4 phân dù chị không cảm nhận đau bụng hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
-
Sức khỏe1 giờ trướcNếu bạn chưa biết nên chọn thực phẩm nào để loại bỏ mỡ nội tạng thì hãy chọn "loại gia vị" này, vừa phổ biến và vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà.
-
Sức khỏe4 giờ trướcĐối với phụ nữ, việc giữ gìn và chăm sóc tử cung có vai trò vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNgười phụ nữ 48 tuổi bị chảy máu nghiêm trọng sau khi đi vệ sinh. Bà phải ngồi lên một chiếc khăn để cầm máu.
-
Sức khỏe5 giờ trướcKhoai tây là một trong những nguyên liệu nấu ăn tại nhà có vô số cách chế biến, vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bảo quản sai cách rồi tiêu thụ có thể khiến nó trở thành thực phẩm gây ung thư.
-
Sức khỏe9 giờ trướcHàng nghìn người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất 7,8 độ Richter. Các chuyên gia nhận định nạn nhân có thể sống sót tối đa một tuần.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMật ong kết hợp cùng 2 nguyên liệu dưới đây còn đem lại hiệu quả tốt hơn cả khi dùng cùng chanh.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNếu bạn chưa biết nên chọn thực phẩm nào để loại bỏ mỡ nội tạng thì hãy chọn "loại gia vị" này , vừa phổ biến và vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNấm linh chi được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng quý của nó trong phòng và điều trị bệnh, nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được và dùng nấm linh chi như thế nào để đem lại hiệu quả thực sự.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTáo tây là loại trái cây có quanh năm, rất giàu chất dinh dưỡng và giá trị làm thuốc cao hơn so với những loại táo khác. Ăn táo tây luộc thường xuyên với lượng vừa phải còn giúp cải thiện một số tình trạng bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLối sống ít vận động, béo phì, hút thuốc và ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm dưới 50 tuổi tăng lên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao nội tiết, đặc biệt là sinh lý phụ nữ nên hãy tăng cường 5 món này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu bạn chưa biết bắt đầu bằng việc làm gì buổi sáng thì ngay từ hôm nay, hãy áp dụng ngay những thói quen nhỏ nhất như khởi động, vệ sinh cá nhân và nạp năng lượng cho buổi sáng đúng cách... để có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất cho mình.