- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi đi máy bay bạn nên biết
Thứ sáu, 16/06/2017 14:00
Thay đổi vị giác, hơi thở hôi, khó tiêu hay thính giác suy yếu là những vấn đề phổ biến bạn sẽ gặp phải khi ngồi trên máy bay.
Thay đổi vị giác, hơi thở hôi, khó tiêu hay thính giác suy yếu là những vấn đề phổ biến bạn sẽ gặp phải khi ngồi trên máy bay.
Theo Zing
![]() |
Sưng chân: Khi ở trên máy bay, bạn không thể đi bộ nhiều. Thiếu sự chuyển động trong thời gian dài có thể dẫn đến sự trì trệ của máu ở chân. Để ngăn ngừa điều này, bạn hãy thực hiện các bài tập kéo giãn chân thường xuyên. |
![]() |
Thay đổi vị giác: Các nhà khoa học nhận thấy rằng vùng não chịu trách nhiệm về sở thích vị giác hoạt động khác lạ khi bạn ở trên máy bay. Ngay cả những người thích ăn đồ ngọt có thể đột nhiên muốn một ly nước ép cà chua lúc này. Theo Business Insider, không khí khô trong máy bay có thể khiến chất nhờn trong mũi bay hơi và màng mũi bị sưng lên. Cả 2 vấn đề này đều ảnh hưởng đến vị giác của bạn. |
![]() |
Hơi thở hôi: Mất nước làm cơ thể sản xuất ít nước bọt, dẫn đến sự phát triển vi khuẩn và mảng bám, gây mùi hôi. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tiêu thụ một bữa ăn lành mạnh trước khi bay và nhai kẹo cao su. |
![]() |
Các vấn đề về da: Theo Bright Side, độ ẩm trong máy bay có thể giảm xuống khoảng 20%, thậm chí 10%, khiến cơ thể bị mất nước, làm suy yếu khả năng bảo vệ da, gây bong da và mụn trứng cá. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm và uống nhiều nước trước khi lên máy bay. |
![]() |
Đau đầu: Bạn có thể bị chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nôn mửa suốt chuyến bay. Nguyên nhân là hình ảnh tĩnh mà bạn nhìn thấy không tương ứng với cảm giác di chuyển, khiến cơ thể bị căng thẳng. Bạn nên chọn chỗ ngồi cửa sổ gần cánh máy bay để giảm bớt các triệu chứng này. |
![]() |
Khó tiêu: Ngồi nhiều giờ làm chậm sự trao đổi chất và tiêu hóa, gây ra đầy bụng, táo bón. Ngoài ra, khí trong ruột bị giãn nở khi máy bay lên cao, khiến bạn cảm thấy đau. Bạn nên giảm lượng calo tiêu thụ trước chuyến bay, thực hiện các động tác giãn cơ khi đang bay để ngăn ngừa vấn đề này. |
![]() |
Thính giác suy yếu: Khi máy bay lên cao, không khí bên trong tai giãn nở, gây ra áp lực bên trong ống tai. Nếu áp lực này không được giải phóng, nó có thể gây ra chứng đau tai nghiêm trọng. Nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng để kích thích sự tiết nước bọt giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. |
![]() |
Đau răng đột ngột: Sự thay đổi áp suất trong quá trình bay làm không khí tràn qua các khe nhỏ ở răng, bị nén lại, gây đau răng. |
![]() |
Tiêu thụ các vi khuẩn nguy hiểm: Một cuộc điều tra của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho thấy 15% lượng nước trên máy bay chứa vi khuẩn có hại như E.coli. Để tránh điều này, bạn chỉ nên uống nước đóng chai, mang khăn giấy kháng khuẩn và không để thức ăn chạm vào bàn. |
![]() |
Căng thẳng: Ngay cả những người không sợ bay vẫn có thể bị căng thẳng hoặc tức giận trên máy bay. Việc không chủ động kiểm soát được sự an toàn của chính mình khiến bạn cảm thấy lo lắng. Bạn nên đọc một cuốn sách thú vị, xem phim hoặc nghe nhạc. Ngủ cũng giúp bạn đối phó với cảm giác bất an. |
Theo Zing
Gửi bình luận
- Sức khỏe11 giờ trướcBản tin 18h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 đều ghi nhận ở Hải Dương
- Sức khỏe14 giờ trướcMới đây có 4 người trong cùng gia đình ở Sơn La đã bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 10 cây nấm trắng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcĐây là một trong những bệnh nhân Covid-19 rơi vào tình trạng nặng trong đợt dịch này, điều trị gần 2 tháng nhưng phổi chưa có tiến triển, phải can thiệp ECMO lâu dài.
- Sức khỏe16 giờ trướcKhi biết mình bị mắc ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa da và khô mắt, cô Lưu (32 tuổi, ở Trung Quốc) đã suy sụp hoàn toàn vì không nghĩ mình mắc trọng bệnh khi ở tuổi còn quá trẻ.
- Sức khỏe18 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe20 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe23 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe23 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe23 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.