Những điều người bị viêm loét dạ dày tá tràng nhất định phải biết nếu muốn nhanh khỏi

Chế độ ăn uống không hợp lý, đảm bảo khiến không ít người bị mắc các bệnh về dạ dày mà điển hình là viêm loét dạ dày tá tràng.

Chế độ ăn uống không hợp lý, đảm bảo khiến không ít người bị mắc các bệnh về dạ dày mà điển hình là viêm loét dạ dày tá tràng.

nhung dieu nguoi bi viem loet da day ta trang nhat dinh phai biet neu muon nhanh khoi - 1

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG LÀ GÌ?

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện những vết loét gây đau trong thành dạ dày hoặc ruột con. Các vết loét dạ dày cũng được biết đến như viêm loét dạ dày - tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng xuất hiện khi lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi các chất tiêu hoá giảm. Điều này cho phép axit tiêu hoá ăn mòn các mô dạ dày, gây viêm loét.

Viêm loét dạ dày có thể dễ dàng được chữa khỏi nhưng điều trị sai cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

- Nhiễm trùng bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori)

- Sử dụng lâu dài vượt quá liều lượng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.

- Hội chứng Zollinger-Ellison, một căn bệnh hiếm gặp khiến cơ thể sản xuất axit dư thừa cho dạ dày.

TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát hay đau ở giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ ngày càng tăng khi dạ dày rỗng và có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Các triệu chứng hay gặp khác:

- Nóng rát, đau âm ỉ ở dạ dày;

- Chán ăn, sụt cân;

- Buồn nôn hoặc nôn;

- Ợ nóng (cảm giác nóng rát ở ngực), đầy hơi;

- Bớt đau khi ăn uống hoặc khi uống thuốc kháng axit;

Nếu mắc phải các triệu chứng trên hay chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ, hãy đến gặp bác sĩ. Chảy máu do loét dạ dày có thể đe doạ tính mạng.

ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Cách chữa trị sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân bị bệnh. Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị với đơn thuốc của bác sĩ, trong một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Điều trị nội khoa:

Nếu nguyên nhân bệnh là do H.pylori, bạn sẽ cần thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPIs). PPIs sẽ ngăn chặn tế bào dạ dày sản sinh axit.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên các bạn dùng:

- Thuốc kháng thụ thể histamin H2: để ngăn dạ dày tạo ra axit.

- Thuốc ức chế bơm proton: khoá các tế bào sản xuất axit.

- Thuốc kháng axit: giúp trung hoà axit dạ dày.

Các triệu chứng viêm loét có thể giảm nhanh khi được điều trị. Nhưng kể cả khi các triệu chứng biến mất, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng thuốc bác sĩ kê. Điều này đặc biệt quan trọng khi bệnh bắt nguồn từ H.pylori để đảm bảo tất cả vi khuẩn được diệt trừ.

Thuốc có thể có tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng. Những tác dụng phụ này thường chỉ trong thời gian ngắn.

Điều trị ngoại khoa:

Trong một số trường hợp hiếm, khi bệnh trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Các ca này bao gồm các trường hợp vết loét lặp đi lặp lại, không lành, chảy máu, vỡ dạ dày hoặc ruột non, giữ thức ăn không chuyển được từ dạ dày xuống ruột non.

Phẫu thuật có thể bao gồm:

- Cắt bỏ toàn bộ vết loét;

- Lấy một phần mô còn lại của ruột đắp lên chỗ vét;

- Buộc lại động mạch chảy máu;

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Có một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ có lợi cho đường ruột mà còn tốt cho sức khoẻ của bạn. Bạn nên ăn nhiều chất xơ như:

- Súp lơ, bắp cải và củ cải;

- Rau xanh;

- Các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua;

- Táo, việt quất, dâu tây;

- Dầu ô liu.

Theo Khám phá


viêm dạ dày

loét dạ dày

viêm loét dạ dày

viêm loét dạ dày tá tràng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.