- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu
Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.
LỜI TÒA SOẠN
Trong Thông tư 04/2022, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử, hoàn thành trước tháng 7/2023. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ yêu cầu khi nào phải xóa sổ đơn thuốc viết tay, vì thế hiện không ít cơ sở y tế từ tuyến trung ương tới xã, phường, y tế tư nhân, vẫn còn tình trạng đơn thuốc được bác sĩ kê bằng tay, thay vì in đơn điện tử. Đáng nói nhiều đơn thuốc khiến bệnh nhân, dược sĩ, thậm chí bác sĩ bị làm khó, "bó tay" vì… không dịch được chữ bác sĩ.
Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu rà soát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời hành vi tiêu cực trong kê đơn, chỉ định kỹ thuật, dịch vụ y tế để lấy “hoa hồng”, gây phiền hà cho người bệnh nhằm trục lợi từ người bệnh và Quỹ BHYT.
Từ thực tế trải nghiệm đi khám chữa bệnh, nhiều độc giả gửi về VietNamNet nỗi bức xúc khi phải luận dịch chữ bác sĩ và những băn khoăn về việc vì sao vẫn còn tình trạng này trong khi nơi nơi đã ứng dụng chuyển đổi số.
VietNamNet đăng tải các ý kiến thể hiện góc nhìn cá nhân độc giả qua diễn đàn "Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay".
Bài 1: Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc
Sau bài viết của độc giả Hoàng Lê (Nghệ An) về hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc, VietNamNet nhận được nhiều ý kiến bình luận, chia sẻ về câu chuyện "chữ bác sĩ" này.
Nhiều độc giả cho rằng hiện đơn thuốc in máy đã phổ biến nhưng vẫn còn những đơn thuốc viết tay, đáng nói là viết chữ bác sĩ xấu đến mức như "vẽ giun ra giấy", khiến bệnh nhân, dược sĩ, thậm chí bác sĩ khác, không thể dịch nổi. Dù với bất kỳ lý do gì, đây là điều không chấp nhận được. Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng một số bác sĩ cố tình viết chữ không ai luận dịch được nhằm mục đích trục lợi, với ý đồ xấu.
Ngày 15/3, cầm đơn thuốc viết tay do bác sĩ kê, một nữ bệnh nhân quê Hải Dương cho biết việc dịch đơn này phải nhờ vào dược sĩ quầy thuốc bệnh viện đọc hộ. Ảnh: BĐCC
Độc giả L.Đ.N chia sẻ ông đi khám mắt tại một bệnh viện thuộc Bộ Y tế ở Hà Nội nhưng không thể dịch nổi chữ viết của bác sĩ trong sổ y bạ về nội dung chẩn đoán bệnh. Nhờ mấy người khác dịch cũng không nổi... nên cuối cùng ông không biết mắt bị bệnh gì. "Đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh tình trạng này để đỡ khổ cho bệnh nhân", độc giả này gửi ý kiến.
Diễn đàn "Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay" của VietNamNet cũng nhận được nhiều hình ảnh chia sẻ đơn thuốc viết tay không thể luận dịch được.
Một đơn thuốc được bác sĩ phòng khám kê với dòng chữ viết tay không thể dịch hết đơn. Ảnh: BĐCC
Độc giả gọi những đơn thuốc viết tay này như "vẽ giun ra giấy". Ảnh: BĐCC
Đến những đơn thuốc không dịch nổi từ chẩn đoán bệnh đến các loại thuốc được kê. Ảnh: BĐCC
Chịu thua với cách "vẽ chữ" của bác sĩ trên đơn thuốc. Ảnh BĐCC
"Đến tên em bé còn không dịch nổi chữ nữa là tên thuốc trong đơn", một dược sĩ nhận xét. Ảnh: BĐCC
Đơn thuốc của bệnh nhân đi khám tại một bệnh viện công thuộc Bộ Y tế ở Hà Nội. Ảnh: BĐCC
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe11 phút trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe10 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.