- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những người không nên ăn rau cải cúc
Cải cúc là loại rau tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với tất cả mọi người, dưới đây là những người không nên ăn rau cải cúc.
Tác dụng của rau cải cúc với sức khỏe
Cải cúc là loại rau phổ biến trong mùa đông. Đây cũng là loại rau tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), cải cúc không chỉ là rau ăn thông thường, mà còn là vị thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi. Cải cúc giàu vitamin, canxi, phốt pho, sắt và các axit amin, protein.
Trong Đông y, rau cải cúc vị cay, ngọt. Thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng.
Vị thanh, mát ngon của rau có tác dụng tốt đến thần kinh, trí não, thích hợp với người mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh.
Dưới đây là một số tác dụng của rau cải cúc với sức khỏe:
Giải cảm, chữa ho
Tác dụng nổi bật của cải cúc phải kể đến như trị cảm cúm, ho, nhất là cho trẻ em. Những người bị ho lâu ngày có thể dùng cải cúc chữa ho bằng cách nấu canh ăn hàng ngày.
Để trị cảm cúm, bạn lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô, sau đó nấu cùng cháo. Tiếp đó, đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5 -10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày cần ăn 2 - 3 lần, tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả.
Bạn cũng có thể dùng rau cải cúc nấu cùng thịt lợn nạc, cho thêm chút gừng đập dập, ăn khi còn nóng.
Rau cải cúc rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được
Trị đau đầu
Người đau đầu kinh niên, thổ huyết có thể dùng cải cục khô sắc lấy nước uống với liều lượng mỗi ngày 16g.
Giúp hạ huyết áp
Một tác dụng tuyệt vời khác của rau cải cúc là giúp hạ huyết áp. Khi bị huyết áp cao, ngoài việc phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... thì có thể bổ sung cải cúc vào thực đơn hàng ngày.
Cải cúc có thể nấu canh rau hoặc ép lấy nước cốt uống khoảng 50ml mỗi lần, chia làm 2 lần/ngày.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.
Tăng sữa sau sinh
Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.
"Rau cải cúc có nhiều tác dụng với cơ thể, có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau từ xào, nấu canh hoặc nhúng lẩu", ông Sáng nói.
Rau cải cúc là loại thân mềm, vì thế khi nấu, mọi người không nên nấu quá lâu để tránh rau nát và mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt, khi ăn lẩu bằng loại rau này nếu không chú ý sẽ vừa nát rau, làm nước bị nồng, chỉ nên ăn chín tới để vừa đảm bảo độ ngon, vừa giữ lại nhiều dinh dưỡng.
Những người không nên ăn rau cải cúc
Rau cải cúc tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Theo lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ, dù cải cúc có nhiều tác dụng nhưng khi chế biến và sử dụng cũng cần lưu ý. Người bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn loại rau này do cải cúc có tính mát, chứa nhiều nước có thể khiến tình trạng nặng thêm.
Rau có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao, vì thế những người bị huyết áp thấp không nên dùng cải cúc, ăn vào có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.
Trước khi chế biến, nên rửa sạch nhưng tránh vò nát cải cúc, có thể khiến lượng vitamin hòa tan trong nước.
Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều rau cải cúc, chỉ nên ăn khoảng 100-150g mỗi lần và không quá 3 - 4 lần/tuần. Dù bất kể thực phẩm nào, nếu lạm dụng quá mức cũng gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là những người không nên ăn rau cải cúc. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại rau này nhé.
Theo
-
Sức khỏe22 phút trướcCả nước và trà đều có thể đưa vào chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe cho thận nhưng tại sao nước vẫn nên là nguồn bổ sung chính?
-
Sức khỏe23 phút trướcBệnh nhân nuốt 3 chiếc bật lửa được bác sĩ nội soi gắp ra. Hai tuần sau, ông lại tiếp tục "ăn" bút bi, tăm nhựa gây thủng đại tràng phải cấp cứu.
-
Sức khỏe1 giờ trướcTết đến xuân về, bên cạnh bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, mâm ngũ quả rực rỡ thì không thể thiếu đĩa hạt dưa thơm ngon, béo bùi.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgày 20/1, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, tại đây vừa tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhi đặc biệt nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp.
-
Sức khỏe7 giờ trướcBạn có biết rằng uống trà trước khi ngủ có thể giúp giảm cân hiệu quả.
-
Sức khỏe11 giờ trướcChuyên gia y tế đưa ra cảnh báo khẩn cấp sau khi phát hiện một trường hợp nhiễm sán dây bò dài cả mét do ăn Soi Ju (thịt bò bằm sống), một món ăn phổ biến của Thái Lan.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhi sử dụng rượu bia, bạn nên uống từng ngụm nhỏ, có chừng mực và nên ăn no trước để ngăn ngừa ảnh hưởng tới sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHoa đu đủ đực ngâm mật ong là hỗn hợp tốt cho sức khoẻ, vậy nên uống mật ong ngâm hoa đu đủ đực mỗi sáng có nhiều tác dụng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrà sữa trân châu thường chứa nhiều đường, caffeine nguy cơ làm tổn thương thận, gây sỏi thận.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĐi bộ là hoạt động tốt nhưng nếu đi bộ nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ, dưới đây là những tác hại của việc đi bộ quá nhiều.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ.
-
Sức khỏe2 ngày trướcKhông ít ý kiến cho rằng “nạp” nhiều cơm vào cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do nhiều carbohydrate, vậy một ngày ăn mấy bát cơm là phù hợp?
-
Sức khỏe2 ngày trướcNam sinh vào cấp cứu vì đột ngột đau đầu dữ dội, 2 ngày sau, bác sĩ thông báo không còn khả năng cứu chữa.
-
Sức khỏe2 ngày trướcSau khi tắm, người đàn ông đột nhiên đau nhức, tay phải, chân phải yếu ớt. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân vỡ mạch máu não.