- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những người không nên uống nước râu ngô
Nước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
Thành phần dinh dưỡng của râu ngô
Râu ngô, vốn là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô, lại được xem như dược liệu quý hiếm, thậm chí còn được so sánh ngang hàng với nhân sâm về giá trị bổ dưỡng. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 cho hay, trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Có thể nói râu ngô chính là loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ loại thuốc bổ nào.
Bác sĩ Yến Nhi cho biết, râu ngô tác dụng lợi thủy, tiết nhiệt bình can, thường dùng làm thuốc thông mật, trị vàng da, phù nề, tiêu phù, trừ thấp độc, làm thuốc lợi tiểu thông lâm, thanh huyết nhiệt, hạ áp.
Nước râu ngô tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được
Trong dân gian, người ta thường sử dụng nước râu ngô như phương pháp hiệu quả để hạ nhiệt cơ thể, cân bằng chức năng gan. Để tăng cường hiệu quả, người ta thường phối hợp nước râu ngô với các loại thảo dược khác như mã đề, hoa cúc, rễ cỏ tranh, mía lau, pha chế thành thức uống giải khát, thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Nhi cho hay, trong nước râu ngô có các chất như saponin, flavonoid, giúp giãn mạch máu, giảm lượng dịch ngoại bào, tăng bài tiết natri. Uống nước râu ngô có thể làm giảm huyết áp, ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị lipid máu cao.
Những người không nên uống nước râu ngô
Nước râu ngô tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Bác sĩ Yến Nhi khuyến cáo những nhóm người dưới đây nên hạn chế khi sử dụng nước râu ngô:
- Người bị hạ đường huyết: Uống nước râu ngô có thể gây ra huyết áp thấp, gây chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa, thậm chí khiến tình trạng huyết áp thấp nặng thêm.
Đối với người bệnh đang hạ đường huyết, uống nước râu ngô có thể gây nặng thêm các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi.
- Người bị dị ứng phấn hoa: Trong râu ngô chứa lượng phấn hoa nhất định có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa.
- Người đang dùng thuốc: Người bệnh đang dùng thuốc chống đông, không nên dùng nước râu ngô.
Bác sĩ Yến nhi cũng khuyến cáo, thể chất và thể trạng của mỗi người đều khác nhau, vì vậy trước khi sử dụng nước râu ngô, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hơn nữa trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc khác để trị bệnh có thể tương tác với nước râu ngô, nên việc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn lại càng cần thiết.
Theo VTC
-
Sức khỏe1 giờ trướcBỏ bữa sáng, uống cà phê khi đói là những thói quen gây hại gan không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMộc nhĩ được ví như 'báu vật đen' trong ẩm thực nhờ giúp món ăn ngon hơn và tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrong dịp Tết, tần suất nấu nướng của mỗi gia đình thường tăng lên nhiều. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc loại bỏ các loại nồi, chảo có nguy cơ phát tán chất độc hại vào thức ăn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe15 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe17 giờ trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe20 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.