Những người nên hạn chế ăn thịt vịt

Thịt vịt là món ăn tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người nên hạn chế ăn thịt vịt.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Bài viết của BS Nguyễn Huy Hoàng trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, hàm lượng protein trong thịt vịt vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acid nicotic… trong thịt vịt cũng ở mức rất cao. Đây là những chất cần thiết cho sức khỏe, chính vì vậy có thể nói thịt vịt là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng hết sức dồi dào.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thịt vịt chứa nhiều vitamin B và vitamin E hơn các loại thịt khác, có thể chống lại bệnh beriberi (bệnh tê phù), viêm dây thần kinh và nhiều loại viêm khác, cũng như có khả năng chống lão hóa hiệu quả.

Trong thịt vịt chứa nhiều niacin (vitamin B3), là thành phần của hai coenzym quan trọng trong cơ thể, giúp bảo vệ bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, thịt vịt tỷ lệ axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn, axit béo không bão hòa đa gần với giá trị lý tưởng, thành phần hóa học gần giống dầu ô liu, có tác dụng giảm cholesterol, tốt cho việc phòng ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt-1Thịt vịt rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Tác dụng của thịt vịt trong Đông y

Theo các thư tịch Đông y cổ, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính lạnh, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Thịt vịt có tác dụng bổ hư lao, tư dưỡng phần âm cho ngũ tạng, thanh nhiệt do hư lao gây ra, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt kiện Tỳ, chủ trị các chứng hư nhiệt phù thũng, thân thể hư nhược, phế vị âm hư, can thận âm hư.

Thịt vịt là món ăn bài thuốc rất phù hợp cho những trường hợp nóng trong người, người hư nhược, ăn uống kém, nóng sốt, đại tiện táo. Theo Đông y, có thể nói thịt vịt chính là một "món thuốc bổ thượng hạng".

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt

Thịt vịt tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, dù nhiều tác dụng nhưng một số nhóm người cần lưu ý khi ăn thịt vịt:

Thứ nhất, người có thể chất yếu, lạnh: Do thịt vịt tính hàn nên người có thể hàn nếu ăn nhiều dễ lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu khác.

Thứ hai, người có dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.

Thứ ba, người bị cảm lạnh, sốt: Khi bị cảm cơ thể yếu ớt nếu bạn ăn thêm thịt vịt sẽ cản trở tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi hơn. 

Thứ tư, người bị xương khớp: Thịt vịt có tính lạnh nên khiến tình trạng đau gia tăng.

Thứ năm, người bị gout có axit uric cần hạn chế vì thịt vịt giàu đạm.

Thứ sáu, người bị viêm đường ruột mạn tính ăn thịt vịt gây bất lợi cho sức khỏe, làm tăng tình trạng đau bụng.

Trên đây là những người nên hạn chế ăn thịt vịt. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại thịt này nhé.

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-thit-vit-ar898286.html

bệnh tim mạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.