- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những nhóm người nào nguy cơ diễn biến bệnh nặng khi mắc COVID-19?
Những người bị ung thư, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì là nhóm có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc Covid-19, nhất là trong thời điểm nCoV xuất hiện ngày càng nhiều biến chủng mới như hiện nay.
Tuy nhiên, CDC đưa ra một số khuyến cáo liên quan nhóm có nguy cơ cao, có thể chuyển biến xấu, tăng khả năng tử vong khi mắc Covid-19 ở một số người có bệnh lý nền. Tình trạng nặng khi mắc Covid-19 được CDC định nghĩa là những người phải nhập viện, chăm sóc đặc biệt (ICU), đặt ống nội khí quản, thở máy hoặc tử vong.
Hiện tại, thông tin và dữ liệu về tác động của những bệnh lý nền với nguy cơ mắc Covid-19 nặng có rất ít. Do đó, danh sách này được CDC cập nhật liên tục, dựa trên những công bố và thực trạng được ghi nhận đến thời điểm này.
Ung thư
Kết quả từ một nghiên cứu trên 20.000 bệnh nhân nội trú tại Anh cho thấy người mắc ung thư và Covid-19 có khả năng tử vong cao hơn nhóm chỉ nhiễm SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch của cơ thể có vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Những người bệnh hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, bao gồm nhiễm virus như SARS-CoV-2.
Nghiên cứu do Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc thực hiện cho thấy nhóm tiền sử điều trị ung thư mắc Covid-19 và đang được điều trị hóa chất hoặc phẫu thuật có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng (cần điều trị hồi sức tích cực hoặc tử vong) cao hơn nhiều bệnh nhân không bị ung thư (tỷ lệ 39% so với 8%).
Thời gian trung bình dẫn đến tiến triển nặng ở nhóm bị ung thư ngắn hơn nhiều so với nhóm không bị ung thư (13 ngày so với 43 ngày).
Bệnh nhân ung thư dễ bị diễn biến nặng khi mắc Covid-19. Ảnh: AP.Bệnh thận mạn tính
Tương tự ung thư, bệnh nhân bị thận mạn tính cũng có khả năng diễn biến nặng cao hơn khi mắc Covid-19. Những người này đều có hệ miễn dịch kém, phải phụ thuộc hóa chất để duy trì sự sống.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo CDC, những người mắc chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (gồm khí phế thũng, viêm phế quản) có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn. Các bệnh khác như xơ hóa phổi vô căn, u xơ nang cũng có thể khiến người mắc Covid-19 diễn biến nghiêm trọng.
SARS-CoV-2 là virus tấn công chủ yếu vào phổi. Chính vì thế, khi cơ quan này bị suy yếu, nCoV càng dễ gây bệnh, tấn công phổi nặng hơn.
Hội chứng Down
Hôi chứng Down là bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra. Bệnh nhân bị thừa nhiễm sắc thể số 21. Người mắc Down thường đi kèm các bệnh lý khác về hệ miễn dịch, tim mạch, đường ruột, thính giác, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu cầu và tuyến giáp.
Đặc biệt, bệnh nhân Down nhạy cảm với những tác nhân nhiễm khuẩn như cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm phế quản. Chính vì thế, SARS-CoV-2 dễ dàng phá bỏ lớp bảo vệ là hệ miễn dịch của người mắc chứng Down và xâm nhập, tấn công các cơ quan.
Theo CDC, nhóm người mắc các chứng bệnh về tim có nguy cơ cao khi mắc Covid-19. Các bệnh về tim gồm có suy tim, động mạch vành, viêm cơ tim, tăng huyết áp động mạch phổi, huyết áp cao, đột quỵ…
Báo cáo của tạp chí Y khoa Mỹ cho thấy trong số 138 bệnh nhân nhập viện do Covid-19, 16,7% trường hợp bị rối loạn nhịp tim; 7,2% bị tổn thương tim cấp tính như suy tim, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim và ngừng tim. 70% người bệnh tim mạch bị tổn thương cơ tim do virus gây bệnh Covid-19 đã tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, biến chứng tim mạch xảy ra do nCoV ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm hàm lượng oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim.
Người bị suy giảm miễn dịch
Hệ miễn dịch là cơ quan chống đỡ, ngăn chặn SARS-CoV-2 tấn công và gây hại cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu nCoV càng có nhiều cơ hội gây bệnh nặng cho vật chủ. Tình trạng suy giảm miễn dịch có thể xuất phát từ những bệnh về máu, tủy xương hoặc cấy ghép nội tạng; HIV; sử dụng corticosteroid hoặc sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch khác.
Kết quả là bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng thứ phát do tụ cầu khuẩn và liên cầu. Nhiễm trùng nặng khiến bệnh nhân Covid-19 có thể bị sốc, dẫn đến hạ huyết áp tới mức báo động, dẫn đến suy hô hấp, suy tim, và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Béo phì, thừa cân
Một nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 88 bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ đã cho thấy người béo phì, thừa cân có khả năng diễn biến nặng hơn. Thậm chí, nguy cơ phải tử máy hoặc tử vong ở những người này cao hơn nhóm bình thường. Rủi ro tăng dần theo chỉ số khối cơ thể (BMI) của họ.
Cụ thể, những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên có nguy cơ phải thở máy khi mắc Covid-19 cao gấp 2 lần và nguy cơ tử vong tăng 26% so với nhóm bệnh nhân có cân nặng bình thường. Bệnh nhân dưới 50 tuổi béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn 36%.
Theo CDC, một phân tích trên 400.000 phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi mắc Covid-19 đã cho thấy những bà bầu có nguy cơ tử vong cao hơn 70% khi nhiễm nCoV. Phụ nữ mang thai cũng phải đặt ống nội khí quản, chăm sóc đặc biệt và can thiệp ECMO nhiều hơn nhóm còn lại khi mắc Covid-19.
Nhóm tác giả giải thích nguyên nhân của hiện tượng này có thể là những thay đổi sinh lý xảy ra trong thai kỳ như nhịp tim tăng lên, tiêu thụ oxy cao, giảm dung tích phổi, nguy cơ hình thành cục máu đông cao và hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Những yếu tố này tạo điều kiện cho nCoV tấn công các bà mẹ nhiều hơn và dễ gây ra diễn biến nặng.
Bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia
Người mắc chứng hồng cầu hình liềm có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường do các tế bào hình liềm không thể sống lâu được. Trong khi đó, tủy xương không thể tạo ra hồng cầu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào chết đi. Đây là một bệnh di truyền, kéo dài suốt đời, bệnh xuất hiện ngay từ khi bệnh nhân mới được sinh ra.
Điều này tạo cơ hội cho nCoV khi xâm nhập vào cơ thể dễ dàng đánh bại hệ miễn dịch, khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân diễn biến xấu nhanh, khó cứu chữa. Tương tự, các bệnh nhân bị chứng thalassemia (tan máu bẩm sinh) cũng có nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19.
Tiểu đường type II
Với bệnh nhân Covid-19, tiểu đường type II là yếu tố nguy cơ cao khiến họ phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tiểu đường type II là bệnh lý đi kèm ở 22% trường hợp tử vong khi mắc Covid-19. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra trong số các bệnh nhân Covid-19 nặng, 12-16% là những người bị tiểu đường type II.
Hút thuốc
Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó, hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người qua đời dù không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc thụ động.
Theo WHO, hút thuốc cũng là là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tăng độ nghiêm trọng khi bị những chứng bệnh này. Covid-19 là bệnh truyền nhiễm tấn công phổi. Thuốc lá khiến chức năng của cơ quan này suy yếu, cơ thể khó chống đỡ lại SARS-CoV-2 và các bệnh lý khác.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, hô hấp, tiểu đường. Nó khiến những người mắc các bệnh này có nguy cơ trở nặng, thậm chí tử vong, cao hơn khi nhiễm SARS-CoV-2.
Theo Zing
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe37 phút trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe11 giờ trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe14 giờ trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe16 giờ trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe16 giờ trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe18 giờ trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.
- Bé gái thoát chết kỳ diệu khi rơi từ tầng 12 xuốngSức khỏe21 giờ trướcSau khi nhập viện bé gái ở Hà Nội được thăm khám và hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Sức khỏe21 giờ trướcQuá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài khiến nam thanh niên làm khuôn kẽm siết chặt cổ tay. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bàn tay bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động và cảm giác, bị dập nát các gân cơ duỗi ngón tay.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcCác bệnh nhân trong nước mới được phát hiện đều là người dân ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.