Những phản ứng có thể gặp sau tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19

Sau tiêm, người được tiêm có thể gặp phản ứng như đau đầu, đau, sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, sốt... Đây là những phản ứng rất phổ biến và sẽ biến mất trong một vài ngày sau tiêm.

Vaccine của Pfizer/BioNTech được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. Tại Việt Nam, vaccine này được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 ngày 12/6/2021.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn tiêm vaccine của Việt Nam, vaccine này sẽ được tiêm bắp. Hiện nay, Việt Nam chỉ định tiêm vaccine Pfizer cho người từ 18 tuổi trở lên và có đủ điều kiện sau sàng lọc. Mỗi người tiêm đủ 2 mũi, cách nhau 3 - 4 tuần.

Mới nhất, Bộ Y tế khẳng định trường hợp số lượng vaccine còn hạn chế thì ưu tiên tiêm vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi thứ nhất AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu được người tiêm đồng ý. Chuyên gia khẳng định những đối tượng này phải theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm.

Sau tiêm, người được tiêm có thể gặp phản ứng như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại chỗ tiêm. Đây là những phản ứng rất phổ biến, thường có cường độ nhẹ/vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm.

Ngoài ra, người tiêm cũng có thể buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm. 

Những phản ứng không phổ biến như: Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng liệt mặt ngoại biên cấp tính với người sau tiêm vaccine này. 

Những phản ứng có thể gặp sau tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19-1

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, sau tiêm, người được tiêm cần tự theo dõi sức khoẻ trong 28 ngày, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Sau tiêm, cán bộ tiêm chủng sẽ cung cấp phiếu Hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm vaccine COVID-19

Trong đó, 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24 và người tiêm không được uống rượu bia.

Đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau tiêm vaccine Pfizer

Chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lưu ý, cần đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

•Phản ứng phản vệ xuất hiện trong ngày đầu sau tiêm: Ngứa, sưng môi/lưỡi, tê bì tay chân, co quắp tay chân, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở….

•Các dấu hiệu giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu xuất hiện từ ngày thứ 4 -28 ngày sau tiêm: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, các triệu chứng thần kinh khu trú: yếu, liệt tay chân, co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi …

•Các dấu hiệu viêm cơ tim thường từ ngày thứ 2 - 4 ngày sau tiêm: đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim.

Các đối tượng có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng vaccne COVID-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Bạn không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vaccine COVID-19, và ngày đi tiêm vaccine bạn cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Theo TS BS. Nguyễn Huy Luân, ThS. BS. Nguyễn Hiền Minh (Đơn vị Tiêm chủng - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)

 

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 Pfizer cho thấy miễn dịch sinh ra là tương đương với việc tiêm 2 mũi Pfizer và cao hơn so với việc tiêm 2 mũi AstraZeneca.

Tuy nhiên việc tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

"Một số quốc gia có khuyến cáo tiêm hai loại vaccine khác nhau để tăng hiệu quả miễn dịch", Bộ Y tế thông tin.

 

Theo Gia Đình và Xã Hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.net.vn/y-te/nhung-phan-ung-co-the-gap-sau-tiem-vaccine-pfizer-phong-covid-19-202107230808589.htm?

Vaccine Covid-19

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.