Những sai lầm phổ biến khiến thớt trở thành 'ổ vi khuẩn' gây nhiều bệnh

Tuy là vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng nhiều bà nội trợ lại sử dụng thớt sai cách, vừa có thể làm họ bị chấn thương và thậm chí còn mang bệnh.

Tuy là vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng nhiều bà nội trợ lại sử dụng thớt sai cách, vừa có thể làm họ bị chấn thương và thậm chí còn mang bệnh.

Thớt là một trong những dụng cụ nhà bếp mà những bà nội trợ sử dụng hàng ngày. Nhưng không giống như dao, chảo hay nồi, mọi người thường không mấy coi trọng việc sử dụng thớt.

Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu dùng thớt không đúng cách sẽ cực kì nguy hiểm, không những có thể làm bạn bị chấn thương mà thậm chí còn mang bệnh.

Dưới đây là 7 sai lầm có thể bạn vẫn mắc phải khi dùng thớt và cách để khắc phục.

1. Chỉ chuyên dùng thớt thủy tinh

Đúng là thớt thủy tinh có nhiều khả năng chống vết bẩn và mùi hôi nhưng bề mặt cứng của thớt sẽ làm cho dao nhanh bị cùn.

Không những thế, thớt thủy tinh cũng dễ gây tai nạn cho bạn vì bề mặt nó trơn, dễ bị trượt dao.

Giải pháp: Hãy sử dụng thớt gỗ hoặc thớt nhựa. Bề mặt nhẵn sẽ khiến con dao sắc cũng không thể gây hại cho các ngón tay.

Những sai lầm phổ biến khiến thớt trở thành ổ vi khuẩn gây nhiều bệnh - Ảnh 1.

2. Sử dụng thớt quá nhỏ

Một cái thớt nhỏ xinh xắn có thể phù hợp và làm đẹp cho góc bếp cũng như dễ chùi rửa hơn.

Thế nhưng, do diện tích bề mặt thớt nhỏ, khi chế biến bạn dễ làm thực phẩm rơi ra ngoài, từ đó có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, việc không đủ không gian cho dao di chuyển qua lại nên nguy cơ bị tổn thương cao cho người sử dụng.

Giải pháp: Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

3. Không dùng riêng thớt để chế biến thịt

Các loại thực phẩm sống như thịt sống, kể cả thịt gia cầm và cá đều có thể chứa vi khuẩn như E. coli và salmonella - những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, đường ruột...

Nhưng khi bạn chỉ sử dụng một chiếc thớt để vừa chế biến thịt, vừa thái rau, củ quả để làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên.

Đơn giản là vì vi khuẩn từ thịt bám lại trên bề mặt thớt, sau đó dính vào các thức ăn khác và kết quả là vào cơ thể bạn.

Giải pháp: Trong căn bếp nhà bạn nên có 2 loại thớt riêng biệt, một cái dành cho đồ sống và 1 cái dành cho đồ chín. Tất nhiên, sau khi dùng thớt, bạn cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm.

Những sai lầm phổ biến khiến thớt trở thành ổ vi khuẩn gây nhiều bệnh - Ảnh 2.

4. Không dùng thớt riêng cho người bị dị ứng thực phẩm

Lây nhiễm chéo không chỉ xảy ra với những chiếc thớt chế biến thịt. Đây cũng là vấn đề nếu bạn phải chuẩn bị đồ ăn cho một người bị dị ứng thực phẩm.

Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì nó vẫn có thể chứa những chất có thể gây dị ứng trên đó. Bởi vậy, nếu không may dùng thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng một loại thực phẩm khác thì cũng có thể gây nguy hiểm cho họ.

Giải pháp: Để đảm bảo an toàn, bạn nên kí hiệu riêng một thớt dành cho người bị dị ứng thực phẩm. Nhưng nếu nhất định phải dùng chung 1 chiếc thớt, hãy khử trùng nó thường xuyên.

5. Để thớt ẩm ướt

Bề mặt thớt luôn ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Cho dù bạn đã khử trùng sạch sẽ nhưng điều đó vẫn không đảm bảo vi khuẩn đã "chết hết".

Giải pháp: Sau khi rửa sạch thớt, hãy để nó ở một nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn trồi mới đặt vào giá.

Những sai lầm phổ biến khiến thớt trở thành ổ vi khuẩn gây nhiều bệnh - Ảnh 3.

6. Không chịu thay thớt sau 6-8 tháng sử dụng

Với thớt gỗ và thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.

Giải pháp: Với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.

7. Sử dụng 2 mặt thớt

Nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào.

Giải pháp: Bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.

Theo Trí Thức Trẻ


thớt

thớt gỗ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.